TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 6

8
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Hoạt động đầu tư BOT qua lăng kính kiểm toán
Dự án BOT là phương thức đầu tư theo hình
thức đối tác công tư (PPP). Qua thực tiễn triển khai,
hình thức BOT được đánh giá là kênh huy động
vốn hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội, đặc biệt là giảm bớt gánh nặng ngân
sách và thâm hụt thu chi của quốc gia. Tuy nhiên,
bên cạnh mặt tích cực, hoạt động đầu tư theo hình
thức BOT hiện vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất
cập. Việc đầu tư ồ ạt các dự án giao thông BOT trên
các tuyến quốc lộ, dẫn đến tình trạng phí chồng
phí, tăng chi phí vận chuyển hàng hóa; cùng với sự
thiếu minh bạch trong việc thu và quản lý phí... đã
gây nên không ít bức xúc trong dư luận.
Kết quả kiểm toán các dự án BOT của Kiểm
toán Nhà nước trong thời gian qua cho thấy, công
tác quản lý còn nhiều bất cập, một số chỉ tiêu
trong phương án tài chính chưa được tính toán
cụ thể, hoặc chưa có quy định của Nhà nước về
phương pháp xác định, dẫn đến một số chỉ tiêu
giữa các hợp đồng còn có sự chênh lệch lớn. Điển
hình như:
Về lựa chọn dự án đầu tư và nhà đầu tư
- Đối với các dự án BOT đầu tư trên tuyến
đường cũ (cải tạo nâng cấp): Tình trạng thu phí
chồng phí (phí đường bộ, phí BOT) diễn ra thường
xuyên.
- Về vấn đề lựa chọn nhà đầu tư: Thực tế hiện
nay, toàn bộ các dự án đầu tư theo hình thức hợp
đồng BOT được kiểm toán đều chỉ định nhà đầu
tư, do đó chưa thể hiện sự minh bạch và hiệu quả
trong đầu tư và thực hiện dự án; chưa tạo ra cơ
chế cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư có năng
lực kinh nghiệm, giá thành xây dựng thấp và thời
gian hoàn vốn hợp lý nhất.
Quy định về mức vốn góp của nhà đầu tư
Mức vốn góp của nhà đầu tư hiện vẫn còn
khá thấp so với tổng chi phí đầu tư dự án. Cụ
thể: Theo Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày
27/11/2009 của Chính phủ quy định đối với dự án
có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án không được
thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư của Dự án; Đối với
phần vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp dự án không được thấp
hơn 10% của phần vốn này.
Áp dụng quy định trên, đến nay hầu hết các
dự án BOT đều tính toán tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu
theo số tối thiểu như quy định; nguồn vốn thực
hiện chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngân hàng. Cá
biệt, có dự án nguồn vốn chủ sở hữu của nhà đầu
tư huy động không đủ để trả lãi vay ngân hàng
trong quá trình đầu tư như: Dự án cải tạo, nâng
cấp Quốc lộ 18 đoạn thị xã Uông Bí - TP. Hạ Long,
đến thời điểm 31/12/2014, chỉ huy động được
106,2 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, trong khi số lãi vay
đã hạch toán vào chi phí từ thực hiện của Dự án
là 146,1 tỷ đồng.
Lập chi phí dự phòng chưa hợp lý
Cụ thể: Tỷ lệ chi phí dự phòng trên tổng giá trị
xây lắp được lập cao (từ 30% đến 50%), trong khi,
các dự án BT, BOT được thực hiện trong thời gian
ngắn (từ 2 năm đến 03 năm), dự phòng khối lượng
phát sinh chỉ 10%. Chí phí này hiện vẫn còn cao
hơn thực tế, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ góp
vốn chủ sỡ hữu.
VAI TRÒ CỦA KIỂMTOÁNNHÀNƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNGĐẦUTƯBOT
ThS. ĐINH THỊ HẢI PHONG
- Học viện Tài chính
Việc huy động nguồn lực tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông qua hình thức hợp đồng xây
dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) được xác định là hướng đi đúng trong bối cảnh nguồn vốn đầu
tư từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Để quản lý chặt chẽ, hiệu quả và minh bạch hoạt động đầu tư BOT,
thời gian qua Kiểm toán Nhà nước đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan, tham gia vào công tác kiểm
tra, đánh giá quá trình đầu tư các dự án BOT. Từ đó, chỉ ra những mặt hạn chế, bất cập của cơ chế chính
sách cũng như những tồn tại hạn chế trong quá trình quản lý, góp phần hoàn thiện khung pháp lý quản lý
nhà nước đối với hình thức đầu tư này.
Từ khóa: Đầu tư, BOT, kiểm toán nhà nước, đầu tư, hạ tầng giao thông.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...74
Powered by FlippingBook