TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 64

66
KINH TẾ QUỐC TẾ
đang phát triển và càng có ý nghĩa cao đối với các
nước nghèo. Tỷ lệ giữa giá hàng hóa có thể tham
gia thương mại quốc tế và giá hàng hóa không thể
tham gia thương mại quốc tế là nhân tố cơ bản
quyết định mối quan hệ này.
Rodrik đã lấy minh chứng từ các trường hợp
Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế ở những nước này tăng vào
nửa cuối thập kỷ 70, tương ứng với thời kỳ nội tệ
định giá thấp với tỷ lệ mất giá nội tệ có lúc lên
tới 50%. Với trường hợp hai con hổ châu Á là Hàn
Quốc và Đài Loan, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm
lại trong giai đoạn nội tệ định giá thực cao hoặc
mức độ định giá thấp của nội tệ giảm đi.
Theo quan điểm của Rodrik, trong nền kinh tế
nhỏ, hai khu vực hàng hóa có thể tham gia thương
mại quốc tế và không thể tham gia thương mại
quốc tế đều phải chịu các nhiễu loạn thị trường
khi giá thay đổi. Các nhiễu loạn này có thể là từ
chính sách, từ thất bại thị trường. Tâm điểm của
vấn đề là độ lớn tương đối của các nhiễu loạn trong
hai khu vực. Nếu nhiễu loạn này ở khu vực có thể
tham gia thương mại quốc tế càng lớn thì sẽ chiếm
tỷ trọng nhỏ ở mức cân bằng. Một chính sách hay
cú sốc ngoại sinh tạo ra sự giảm giá nội tệ đều có
thể kích thích tăng trưởng. Chính vì thế, Rodrik
nhấn mạnh là chiến lược phát triển kinh tế thông
qua chính sách định giá thấp nội tệ là chính sách
tốt thứ hai cho các nước đang phát triển.
Các nhà kinh tế học trọng thương hiện đại đã
đồng ý với quan điểm cho rằng, nội tệ định giá
thấp không những thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
thông qua khu vực kinh tế có thể tham gia thương
mại quốc tế, mà còn là tác động của nội tệ định giá
thấp tới tiết kiệm và tích lũy vốn. Trường phái hậu
Kaleckia tập trung vào mô hình tăng trưởng kinh
tế và phân phối thu nhập đã chứng minh rằng, tỷ
giá thực có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong
dài hạn, thông qua việc phân phối thu nhập. Theo
đó, có hai tình huống xảy ra theo quan điểm này:
Một là,
nếu việc tích lũy vốn trong nền kinh tế là
do yếu tố lợi nhuận quyết định thì nội tệ giảm giá
thực sẽ làm giảm mức tiền lương thực tế, tăng tỷ
suất đầu tư của doanh nghiệp và mở rộng khả năng
sức sản xuất; tăng khả năng cạnh tranh của hàng
xuất khẩu trên thị trường quốc tế (Amit Bhaduri
and Stephen Marglin, 1990; Robert Blecker, 2002).
Tuy nhiên, mức tiền lương thực tế giảm đã làm
giảm cầu tiêu dùng do khuynh hướng tiêu dùng
so với lương thực tế cao hơn khuynh hướng tiêu
dùng so với lợi nhuận. Nếu độ nhạy cảm của đầu
tư so với tỷ suất lợi nhuận cao và khoảng cách giữa
Thông thường, khi giá trị đồng tiền của một
nước giảm so với các đồng tiền khác, hàng xuất
khẩu của nước đó trở nên rẻ hơn còn hàng hoá
nhập khẩu lại trở nên đắt hơn một cách tương
đối. Nói cách khác, chính phủ duy trì nội tệ định
giá thấp là gián tiếp cấp ưu đãi cho xuất khẩu và
là một khoản thuế cho nhập khẩu. Hàng loạt các
nghiên cứu của Kreinin (1967, 1973); Houthakker
and Magee (1969); Khan (1974, 1975); Goldstein
and Khan (1976, 1978); Wilson và Takacs (1979);
Warner và Kreinin (1983); Haynes và Stone (1983);
Bahmani - Oskooee (1986); Marquez (1990); Mah
(1993)… là minh chứng rõ ràng nhất cho mối quan
hệ giữa định giá thấp nội tệ và cải thiện cán cân
thương mại. Tuy nhiên, có trường hợp đặc biệt khi
cán cân hàng hóa được cải thiện ở nước này nhưng
lại không được cải thiện ở nước khác.
Các nghiên cứu kiểm chứng cũng thống nhất
về mối quan hệ trực tiếp giữa định giá thấp nội tệ
(nội tệ không ở mức tỷ giá thực cân bằng) với tăng
trưởng kinh tế. Hausman và các cộng sự (2005)
xác định, nội tệ định giá thực thấp hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế ở 83 quốc gia phát triển và đang
phát triển trong giai đoạn 1960 - 2000. Levy-Yeyati
và Sturzenegger (2009) chỉ ra, bằng chứng là các
nước đang phát triển có lượng dự trữ ngoại hối cực
mạnh để có khả năng can thiệp duy trì nội tệ định
giá thấp, khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Một đồng tiền của một nước được định giá thực
thấp tương đối, thì ngoài khuyến khích xuất khẩu,
còn ngăn cản khủng hoảng tài chính và giúp nền
kinh tế đi theo hướng phát triển bền vững. Nội tệ
định giá thực thấp còn là công cụ phát triển khu
vực hàng hóa có thể tham gia thương mại quốc tế,
một khu vực hết sức năng động, tạo ra nhiều sáng
kiến và đóng góp tăng năng suất lao động (Gala,
2008). Nghiên cứu của Rodrik (2008) cũng cho thấy,
ở hầu hết các nước giai đoạn tăng trưởng kinh tế
thường đi kèm với việc định giá thấp nội tệ.
Trên thực tế, ở nhiều nước, việc định giá thực
thấp nội tệ càng gia tăng sẽ thúc đẩy kinh tế giống
như là sự suy giảm mức định giá thực cao. Thế
nhưng mối quan hệ này chỉ đúng với các nước
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sai lệch tỷ giá
gây nhiều bất ổn kinh tế, gia tăng khuyết tật
của thị trường thậm chí là khủng hoảng. Vì
vậy, mỗi quốc gia cần xác định mức tỷ giá cân
bằng dài hạn như là mỏ neo cho các hoạt động
kinh tế.
1...,54,55,56,57,58,59,60,61,62,63 65,66,67,68,69,70,71,72,73,...74
Powered by FlippingBook