TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 65

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
67
Razin và Collins (1999) đã xây dựng chỉ số tỷ
giá thực theo các biến số cơ bản áp dụng cho 93
nước phát triển và đang phát triển trong giai đoạn
1975 - 1993. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nội tệ
định giá thực cao so với các biến số cấu trúc của mô
hình đã có mối quan hệ tương quan âm với tăng
trưởng kinh tế. Cụ thể, nếu nội tệ định giá thực
cao 10% thì tăng trưởng kinh tế sẽ giảm đi 0,6%.
Không chỉ vậy, nhóm nghiên cứu còn nhận ra một
hiện tượng đang tồn tại là nội tệ định giá thực cao
có ảnh hưởng mạnh hơn lên tăng trưởng kinh tế so
với nội tệ định giá thực thấp.
Trong mô hình nghiên cứu, mối quan hệ giữa
nội tệ định giá thực thấp và tăng trưởng kinh tế
không có ý nghĩa thống kê. Với 60 quan sát nội tệ
bị định giá thực thấp (sai lệch tỷ giá là số âm), tác
giả lại chia tiếp thành các nhóm ứng với các trường
hợp nội tệ bị định giá thực thấp với tỷ lệ nhỏ, trung
bình, cao và rất cao. Kết quả cho thấy, nhóm nước
có tỷ lệ nội tệ định giá thực thấp ở mức trung bình
cho tới cao (Kết quả này ứng với nhóm nước đang
pháp triển châu Mỹ La tinh) dường như có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao hơn.
Aguirre Calderon (2005) cũng xây dựng chỉ số
tỷ giá thực cho 60 quốc gia, cả nước phát triển và
nước đang phát triển với chuỗi thời gian từ năm
1965 - 2003 và nhận thấy, nội tệ định giá thực cao
có mối quan hệ âm với GDP tính theo đầu người.
Hệ số hồi quy trong trường hợp nội tệ định giá
thực cao cũng lớn so với trường hợp nội tệ định
giá thực thấp. Hệ số hồi quy khi nội tệ bị định giá
thực thấp có xu hướng giảm về
số tuyệt đối với tỷ lệ định giá
thực thấp càng lớn. Nếu tính tỷ
giá thực dựa theo ngang giá sức
mua thì hệ số âm càng lớn.
Nghiên cứu của Prasad và
cộng sự (2007) nhận thấy, các
nước đang phát triển mà phụ
thuộc ít vào dòng vốn đầu tư
nước ngoài có xu hướng tăng
trưởng nhanh hơn. Điều này lý
giải cho tình huống dòng vốn
đầu tư ngắn hạn làm cho nội tệ
lên giá, làm giảm nhu cầu đầu
tư vào sản xuất và ảnh hưởng tới
tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, các
quốc gia đang phát triển được
chia thành 4 nhóm với tỷ lệ đầu
tư so với GDP và trạng thái cán
cân vãng lai so với GDP cao hơn
hoặc thấp hơn trung vị.
hai khuynh hướng tiêu dùng trên là nhỏ, thì sự sụt
giảm cầu tiêu dùng do lượng giảm sẽ được bù đắp
bởi nhu cầu đầu tư tăng, tăng sức sản xuất. Ngược
lại, nội tệ giảm giá thực lại làm giảm sức sản xuất.
Hai là,
nền kinh tế sẽ hoạt động theo tín hiệu của
mức lương thực tế. Nói cách khác, mức vốn tích
lũy của nền kinh tế có thể chuyển đổi từ tín hiệu
lợi nhuận sang tín hiệu tiền lương thực tế và ngược
lại do sự biến động của tỷ giá thực. Tuy nhiên, theo
mô hình lý thuyết, mức tích lũy vốn phụ thuộc
không những vào mức tỷ giá thực, mà còn do mức
độ sai lệch tỷ giá quyết định.
Tác động tiêu cực
(i) Sai lệch tỷ giá và suy giảm tăng trưởng kinh tế
Thứ nhất,
nội tệ lên giá thực gây tổn hại tới hoạt
động xuất nhập khẩu.
Như đã phân tích ở trên, nội tệ giảm giá thực là
nhân tố giúp tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi
đồng tiền lên giá thực, hàng xuất khẩu của nước đó
trở nên đắt hơn, còn hàng nhập khẩu lại trở nên rẻ
hơn một cách tương đối. Ngành công nghiệp trong
nước sẽ phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài,
do giá nhập khẩu rẻ hơn hoặc kêu gọi chính phủ
bảo hộ ngành công nghiệp và nông nghiệp đang bị
cạnh tranh. Trước sức ép chính trị, Chính phủ cuối
cùng phải nhượng bộ bằng cách tăng thuế hoặc các
biện pháp phi thuế quan. Nền kinh tế không được
thông thương với nước ngoài, không có cơ hội tiếp
cận với đầu vào nhập khẩu, kết quả là, giảm tăng
trưởng kinh tế.
HÌNH 1: KHỦNG HOẢNG CÁN CÂN VỐN
Nguồn : Yoshitomi và Ohno, 1999
1...,55,56,57,58,59,60,61,62,63,64 66,67,68,69,70,71,72,73,74
Powered by FlippingBook