TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 66

68
KINH TẾ QUỐC TẾ
Hiện tượng này diễn ra thường xuyên do chế độ tỷ
giá cố định thường được như là công cụ chống lạm
phát cao. Khi tỷ lệ lạm phát giảm dần dần, nội tệ
dần lên giá thực.
Goldfain và Valdes (1996) đã nhận thấy, xu
hướng lên giá thực của nội tệ trong chế độ tỷ giá cố
định. Nội tệ lên giá thực đã được đánh giá là một
dấu hiệu cảnh báo sớm cho khủng hoảng tiền tệ
(Kaminsky et al., 1998; Burkart and Coudert, 2002;
Bussière and Fratzscher, 2006). Ở một khía cạnh
khác, nội tệ lên giá thực đã làm xói mòn sức cạnh
tranh thương mại quốc tế và gây thâm hụt cán cân
hàng hóa.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy, hầu hết
các cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế
đều liên quan tới hiện tượng nội tệ bị định giá cao
hoặc sai lệch tỷ giá (Goldfajn and Valdes, 1996;
Palma, 2003).
Bởi nội tệ định giá cao thường gắn với tình
trạng quốc gia không có khả năng can thiệp trên
thị trường ngoại hối do dự trữ ngoại hối cạn kiệt.
- Cách giải thích thứ hai gắn với trường hợp một
số nước Đông Nam Á với nền kinh tế phụ thuộc
nhiều vào dòng vốn ngắn hạn nước ngoài. Trong
ngắn hạn, nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn, xuất hiện
bong bóng trên thị trường chứng khoán và bất
động sản, kèm theo hiện tượng nội tệ lên giá thực.
Song khi dòng vốn ngắn hạn đảo chiều, ngân hàng
trung ương các nước không có khả năng can thiệp
xuất hiện cả khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng
cán cân thanh toán quốc tế (Hình 1).
(iii) Sai lệch tỷ giá và hiện tượng “mất mát chi phí
xã hội”
Xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đòi hỏi quốc gia
phải tuân thủ theo các nguyên tắc thị trường. Trong
nền kinh tế thị trường, tỷ giá cần phản ánh đúng
bản chất là một loại giá cả, thể hiện sát thực tương
quan giá trị giữa nội tệ và các ngoại tệ. Tỷ giá phải
chứng tỏ là một thước đo giá trị tốt, không nghiêng
về hay gây rủi ro đến bất cứ đối tượng nào, tạo
điều kiện cho thị trường vận động khách quan. Nội
tệ bị định giá danh nghĩa cao hay thấp sẽ dễ dàng
dẫn tới hiện tượng định giá thực cao hay thấp (vì
trong ngắn hạn, giá hàng hóa giữa hai nước chưa
kịp thay đổi). Nội tệ định giá thực thấp sẽ hỗ trợ
hoạt động xuất khẩu hàng hóa nhưng đồng thời
làm tăng chi phí của toàn xã hội khi nhập khẩu
hàng hóa. Còn nội tệ định giá thực cao sẽ khiến cho
hoạt động xuất khẩu khó khăn. Việc định giá quá
cao hay quá thấp nội tệ sẽ làm méo mó sự phân bổ
nguồn lực trong nền kinh tế, tạo thêm chi phí cho
toàn xã hội.
Theo lý thuyết quốc gia nào đầu tư nhiều vốn
sẽ có tốc độ phát triển GDP cao hơn nước đầu tư
ít vốn; Quốc gia nào có tỷ lệ vốn đầu tư cao mà
phụ thuộc ít vào dòng vốn ngắn hạn sẽ có tốc độ
tăng trưởng cao hơn 1% so với nước có cùng tỷ lệ
vốn đầu tư nhưng phụ thuộc vào dòng vốn đầu
tư nước ngoài. Ngoài hậu quả nội tệ lên giá làm
tổn thương khu vực xuất khẩu và sức cạnh tranh
thương mại quốc tế, dòng vốn đầu tư nước ngoài
còn gây tổn hại tiếp cho nền kinh tế. Ví dụ: khu
vực tài chính các nước kém phát triển không có
khả năng hấp thụ vốn, vốn ngoại tệ không được
đưa vào khu vực sản xuất hàng xuất khẩu mà sẽ
chuyển sang khu vực phi sản xuất như bất động
sản. Do vậy, khu vực tài chính kém phát triển góp
phần làm tăng chi phí của khu vực phi sản xuất,
càng đẩy nội tệ lên giá.
Thứ hai,
mức độ sai lệch tỷ giá càng lớn lại càng
làm kinh tế suy giảm
Nghiên cứu của Aguirre và Calderon (2005)
cũng đã có những đóng góp quan trọng bằng cách,
giả định tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước khác
nhau sẽ phụ thuộc vào mức độ hoặc dấu của sai
lệch tỷ giá. Với việc sử dụng mô hình tăng trưởng
chuẩn, tác giả kết luận là mức độ suy thoái kinh
tế phụ thuộc vào độ lớn của sai lệch tỷ giá. Nội tệ
càng định giá thực thấp là nhân tố càng lớn, gây
tổn thương tăng trưởng kinh tế nhưng mức độ
định giá thực thấp nhỏ và trung bình có thể khuyến
khích tăng trưởng kinh tế.
(ii) Sai lệch tỷ giá và bất ổn kinh tế
Các cuộc khủng hoảng tiền tệ cuối thế kỷ XX
và đầu thế kỷ XXI diễn ra ở các nước áp dụng chế
độ tỷ giá cố định, hoặc chế độ tỷ giá bò trườn/linh
hoạt. Điều này hoàn toàn đúng với các cuộc khủng
hoảng năm 1992 - 1993 ở châu Âu; Mexico năm
1994 - 1995; khu vực Đông Nam Á năm 1997; Nga
năm 1998; Brazil năm 1999; Thổ Nhĩ Kỳ 2001 và
Argentina 2002. Nguyên nhân của khủng hoảng
tiền tệ trong chế độ tỷ giá cố định được giải thích
qua hai cách sau:
- Cách giải thích thứ nhất gắn với hiện tượng
nội tệ định giá cao, do tỷ lệ lạm phát nội tệ cao hơn
tỷ lệ lạm phát của tiền tệ được neo (ví dụ USD).
Những năm gần đây, thế giới chứng kiến diễn
biến lạm phát ở các quốc gia theo những biến
động khác nhau. Lạmphát có xu hướng giảmở
các nước công nghiệp phát triển, thu nhập cao.
Trong khi đó, lạm phát lại ổn định hoặc có xu
hướng tăng ở nước đang phát triển.
1...,56,57,58,59,60,61,62,63,64,65 67,68,69,70,71,72,73,74
Powered by FlippingBook