TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 67

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
69
tăng cao để bảo vệ giá trị nội tệ. Thậm chí, phá giá
nội tệ còn gây hiệu ứng lan truyền như cuộc khủng
hoảng tiền tệ ở châu Á năm 1997 diễn ra tương tự
ở nhiều nước, không chỉ phá vỡ các yếu tố cơ bản
của nền kinh tế mà còn tạo ra thế mất cân bằng khi
cán cân vãng lai thặng dư quá nhiều.
Nội tệ bị sai lệch tỷ giá sẽ khiến cho nhà đầu tư
nhận thức được rủi ro từ lợi nhuận đầu tư. Phản
ứng ngay lập tức là nhà đầu tư thay đổi danh mục,
có những quyết định theo tín hiệu sai lệch từ tỷ
giá, dễ gây ra hiệu ứng lan tỏa sang giá trị của các
đồng tiền khác.
Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến
nay có nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu về hiện
tượng sai lệch tỷ giá với mục đích nhận biết được
dấu hiệu của sai lệch tỷ giá nhằm kịp thời đưa
ra những điều chỉnh, để đảm bảo mục tiêu tăng
trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội. Một số nghiên
cứu cũng khẳng định, sai lệch tỷ giá có ảnh hưởng
tới tăng trưởng kinh tế qua kênh giá hàng hóa
xuất nhập khẩu. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng, sai lệch tỷ giá gây nhiều bất ổn kinh tế, gia
tăng khuyết tật của thị trường thậm chí là khủng
hoảng. Vì vậy, mỗi quốc gia cần xác định mức tỷ
giá cân bằng dài hạn như là mỏ neo cho các hoạt
động kinh tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Agui3rre, Alvaro and Cesar Calderon (2005) “Real exchange rate
misalignments and economic performance,” Central Bank of Chile,
Working Pap er No.315;
2. Bahmani-Oskooee, M., 1986. Determinants of international trade flows:
the case of developing countries. Journal of Development Economics 20,
p.107-123;
3. Bayoumi, T., Clark, P., Symansky, S., Taylor, M., “ Robustness of
equilibrium exchange rate calculations to alternative assumptions and
methodologies”, IMF working paper, 1994;
4. Cécile Couharde, Audrey Sallenave (2013),Howdo currencymisalignments’
threshold affect economic growth? Journal of Macroeconomics 36 (2013),
p.106-120;
5. Dani Rodrik (2008), “The real exchange rate and economic growth”,
Havard University;
6. Gala, Paulo (2008) “Real exchange rate levels and economic development:
theoretical analysis and econometric evidence,” Cambridge Journal of
Economics, Vol. 32, No. 2, p. 273;
7. Michael Woodford (2009), “Is an Undervalued Currency the Key to
Economic Growth?”, Columbia University New York, NY 10027, Discussion
Paper No.: 0809-13;
8. Razin, Ofair and Susan M. Collins (1999) “Real exchange rate
misalignments and growth,” in Assaf Razin and Efraim Sadka eds. The
Economics of Globalization: Policy Perspectives from Public Economics:
Cambridge University Press.
(iv) Sai lệch tỷ giá và hiện tượng lạm phát
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa phá giá nội
tệ và tăng trưởng kinh tế đều chỉ ra một hiệu ứng
khác làm giảm hiệu quả của việc giảm giá đồng
nội tệ tới tăng trưởng kinh tế, đó là hiệu ứng dẫn
truyền từ tỷ giá sang lạm phát. Với các nước có
nền kinh tế nhỏ, phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng
nhập khẩu thì việc tăng tỷ giá sẽ làm tăng mức giá
trong nước. Mức giá trong nước tăng sẽ làm giảm
tính cạnh tranh của hàng nội địa dẫn đến xuất
khẩu giảm, nhập khẩu tăng và tính hiệu quả của
việc tăng tỷ giá bị suy giảm. Trường hợp toàn bộ
mức tăng tỷ giá được truyền dẫn hoàn toàn sang
mức giá trong nước thì việc tăng tỷ giá gần như bị
vô hiệu hoá hoàn toàn. Trường hợp này được biết
đến với tên gọi hiệu ứng “truyền dẫn toàn bộ sang
lạm phát”.
Trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến
diễn biến lạm phát ở các quốc gia theo những biến
động khác nhau. Lạm phát có xu hướng giảm ở các
nước công nghiệp phát triển, thu nhập cao. Trong
khi đó, lạm phát lại ổn định hoặc có xu hướng tăng
ở nước đang phát triển (Hình 2). Ở một vài nước
đang phát triển, lạm phát đang tăng trở lại từ năm
2014, mặc dù giá hàng hóa về thực phẩm và năng
lượng lại giảm. Điều này dẫn tới một nghi ngờ và
có hướng giải thích khác cho lạm phát, do hiện
tượng mất giá nội tệ từ thời kỳ trước đó.
(v) Sai lệch tỷ giá và rủi ro đối với chu chuyển vốn
quốc tế
Trong nhiều trường hợp, quốc gia tiến hành phá
giá nội tệ sẽ hứng chịu hiện tượng thoái lui vốn
đầu tư ngoại. Khu vực kinh tế chịu tổn thất nhiều
nhất là khu vực cần nhiều vốn đầu tư bị thu hẹp
lại, tỷ lệ tăng trưởng giảm, thất nghiệp gia tăng,
châm ngòi cho suy thoái kinh tế. Suy thoái kinh tế
lại càng được khuyếch đại, khi lãi suất trong nước
N c ang phát tri n
N c phát tri n
N c ang phát tri n trình trung bình
% thay i h ng n m
HÌNH 2 : TỶ LỆ LẠM PHÁT Ở CÁC NƯỚC GIAI ĐOẠN 2000 – 2015
Nguồn: Haver, World Bank 2016
1...,57,58,59,60,61,62,63,64,65,66 68,69,70,71,72,73,74
Powered by FlippingBook