TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 8

10
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Thứ tư,
tăng cường công tác thanh tra, kiểm
toán đối với các dự án BOT ngay từ khi lập, thẩm
tra dự án, phê duyệt phương án tài chính, lựa
chọn nhà đầu tư, trong đó chú trọng đến tính kinh
tế, hiệu quả của các dự án đầu tư. Bên cạnh đó,
cần có cơ chế giám sát của Nhà nước trong quá
trình thực hiện dự án cũng như trong quá trình
vận hành khai thác của nhà đầu tư, tránh tình
trạng lạm thu và ẩn lậu phí.
Thứ năm,
khi xây dựng một dự án kết cấu hạ
tầng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải
bảo đảm xem xét đầy đủ ý kiến đóng góp của
các bên liên quan khác, kể cả người sử dụng cuối
cùng của dự án. Cơ quan chịu trách nhiệm về các
dự án kết cấu hạ tầng do tư nhân vận hành phải
đủ năng lực quản lý các quá trình thương mại có
liên quan và hợp tác bình đẳng với các đối tác khu
vực tư nhân.
Thứ sáu,
xem xét lựa chọn mô hình BOT phải
phù hợp với đặc điểm của từng dự án: Dự án cần
phải tính đến khả năng bù đắp chi phí của người
sử dụng và được đặt vào trong bối cảnh chung về
giao thông, quy hoạch đô thị. Nếu dự án không
thể tự cấp vốn, đối tác công phải có chuẩn bị sẵn
khả năng cân đối tài chính cho dự án. Việc lựa
chọn một dự án cụ thể cần được xác định dựa trên
sự đánh giá, phân tích về lợi ích công cộng và lợi
nhuận tài chính. Nguyên tắc minh bạch tài chính
cũng phải được bảo đảm.
Thứ bảy,
tạo lập khuôn khổ pháp lý và chính
sách thực thi hợp đồng và giải quyết tranh chấp,
luật BOT/PPP, khung quy định về các khu vực
rõ ràng. Để đảm bảo sự thành công trong phát
triển cơ sở hạ tầng cần hội đủ hai yếu tố cơ bản
sau: “Hợp đồng hiệu quả” để tăng giá trị vốn
đầu tư và “môi trường thuận lợi” để quản lý dự
án BOT. Trong đó, một trong những nội dung cơ
bản nhất là thể chế, pháp lý đầy đủ và ổn định.
Điều này sẽ góp phần giảm chi phí giao dịch,
tăng tính minh bạch cho mô hình BOT nói riêng
cũng như PPP nói chung và khuyến khích các
nhà đầu tư tư nhân tham gia tích cực hơn trong
tương lai.
Tài liệu tham khảo:
1. Kiểm toán Nhà nước, Kỷ yếu hội thảo “Những vấn đề đặt ra đối với dự
án BOT và vai trò của Kiểm toán Nhà nước”, tháng 9/2016;
2. Để phát huy đúng vai trò và ý nghĩa của nguồn vốn BOT,
= 40838&print=true
3. Một số website: kiemtoannn.gov.vn, mof.gov.vn, vacpa.org.vn…
Khẳng định vai trò của Kiểm toán Nhà nước
Từ những kết quả kiểm toán bước đầu tại
một số dự án cho thấy, vai trò ngày càng lớn của
Kiểm toán Nhà nước trong việc kiểm toán các dự
án BOT. Với chức năng đánh giá, xác nhận, kết
luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng
tài chính công, tài sản công, Kiểm toán Nhà nước
đã khẳng định vai trò không thể thiếu trong việc
kiểm tra, kiểm soát quá trình quản lý, thực hiện
đầu tư dự án theo hình thức BOT.
Tuy nhiên, để các dự án BOT đảm bảo hiệu quả
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như cân
đối hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và
người dân, trong thời gian tới cần thực hiện hiệu
quả một số giải pháp sau:
Thứ nhất,
Chính phủ nên có tổng kết đánh giá
các mô hình PPP nói chung cũng như mô hình
BOT nói riêng đã thực hiện trong những năm
qua, để đánh giá những mặt làm được và những
hạn chế bất cập; nhận diện rõ nguyên nhân của
những tích cực và hạn chế trong công tác quy
hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, quản lý dự án để từ
đó đưa ra các giải pháp nhằm khuyến khích các
nhà đầu tư tư nhân tham gia và quản lý dự án
BOT hiệu quả hơn.
Thứ hai,
trong hoàn cảnh Việt Nam đang thiếu
hụt nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như
hiện nay, Nhà nước nên tạo môi trường thuận lợi
khuyến khích nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án
BOT, nhất là một số lĩnh vực khó khăn hoặc mang
lại lợi nhuận thấp như đường sắt, đường thủy…
Thứ ba,
để khắc phục các hạn chế về quy mô,
năng lực tài chính, giảm nguồn vốn vay và giảm
thiểu rủi ro đầu tư, thì đối với các nhà đầu tư
nước ngoài với tiềm lực mạnh về nguồn vốn có
thể làm một mình hay kết hợp hai, ba nhà đầu
tư tư nhân tham gia hợp tác công tư; còn đối với
nhà đầu tư tư nhân trong nước nên kết hợp nhiều
công ty theo hình thức cổ phần. Bên cạnh đó, cần
có quy định tỷ lệ vốn vay trên tổng mức đầu tư
để giảm chi phí lãi vay cũng như giảm thiểu rủi
ro tiềm ẩn trong tương lai.
Kết quả kiểm toán các dự án BOT của Kiểm
toán Nhà nước thời gian qua cho thấy, công
tác quản lý còn nhiều bất cập, một số chỉ tiêu
trong phương án tài chính chưa được tính
toán cụ thể, chưa có quy định về phương
pháp xác định, dẫn đến một số chỉ tiêu giữa
các hợp đồng còn có sự chênh lệch lớn.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...74
Powered by FlippingBook