TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 9

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
11
Tình hình thu phí đường bộ ở Việt Nam
Cơ sở hình thành các trạm thu phí
Việc tổ chức thu phí đường bộ ở Việt Nam trải
qua hai giai đoạn, trước và sau thời điểm Nghị
định 18/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Quỹ Bảo trì
đường bộ có hiệu lực (ngày 1/1/2013), việc thành lập
các trạm thu phí đều tuân thủ đúng các quy định
pháp luật, cụ thể như:
Thứ nhất, trước thời điểm Nghị định 18/2012/NĐ-CP
có hiệu lực thi hành
Trước đây, chúng ta tổ chức 2 hệ thống trạm thu
phí sử dụng đường bộ, đó là trạm thu nộp ngân
sách nhà nước (NSNN) và trạm thu phí các dự án
theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
(BOT). Trong giai đoạn này, do yêu cầu bức thiết
và giải quyết ùn tắc giao thông tại các thị xã, thành
phố, và các điểm đen về tai nạn giao thông, Bộ Giao
thông Vận tải đã chấp thuận đầu tư xây dựng một
số tuyến đường tránh thị xã, thành phố, cải tạo,
nâng cấp đường bộ hình thức BOT.
Do lưu lượng xe ít, tính hấp dẫn dự án BOT chưa
cao nên Nhà nước đã cho phép xây dựng một số
trạm thu phí thu nộp ngân sách (nằm ngoài phạm
vi dự án BOT) để hoàn vốn cho các dự án BOT. Việc
sử dụng các trạm thu phí này đều được Bộ Tài chính
ban hành quy định riêng đối với từng trạm, trong
đó quy định về mức phí, đối tượng nộp phí, việc sử
dụng phí để hoàn vốn dự án BOT... rất cụ thể. Đây
là việc làm hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay,
người dân không phải nộp thêm phí do không lập
thêm trạm thu phí mới cho dự án BOT.
Thứ hai, sau thời điểm Nghị định 18/2012/NĐ-CP có
hiệu lực thi hành
- Đối với các trạm thu phí nộp NSNN được
chuyển đổi phương thức thu phí, từ thu tại các
trạm sang thu theo đầu phương tiện (do cơ quan
đăng kiểm thu). Đối với các trạm thu phí dự án
BOT vẫn giữ nguyên như cũ. Do thay đổi phương
thức thu phí nêu trên, nên đối với các trạm nộp
NSNN, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo (tại Văn
bản số 2250/TTg-KTN ngày 28/12/2012) cho xóa
bỏ các trạm thu phí nộp NSNN. Triển khai thực
hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao
thông Vận tải đã yêu cầu xóa bỏ các trạm thu phí
nộp NSNN.
- Đối với các trạm thu phí BOT được chuyển đổi
từ trạm thu phí của Nhà nước, thời điểm chuyển
giao trước khi Nghị định 18/2012/NĐ-CP có hiệu
lực thi hành.
Đến khi triển khai Nghị định 18/2012/NĐ-CP,
Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Thủ tướng
Chính phủ về việc dừng, xóa các trạm thu phí
nộp NSNN. Đối với các trạm thu phí BOT (được
chuyển từ các trạm của NSNN trước đây) là do
lịch sử để lại không thể xóa, dừng ngay, vì nhà
đầu tư đã thế chấp quyền thu phí tại ngân hàng để
vay vốn xây dựng dự án. Nhà nước cũng không
thể cân đối ngay được nguồn tiền để đền bù, mua
lại quyền thu phí cũng như tiếp tục thực hiện các
dự án BOT dang dở... Tuy nhiên, sau khi có ý kiến
tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ tướng
Chính phủ có ý kiến chỉ đạo giữ nguyên các trạm
thu phí BOT (tại Văn bản số 2250/TTg-KTN ngày
28/12/2012). Như vậy, đến nay, trên hệ thống quốc
lộ chỉ còn các trạm thu phí liên quan trực tiếp đến
các dự án BOT.
HIỆNTRẠNGTHUPHÍ ĐƯỜNGBỘỞVIỆT NAM
VÀNHỮNGVẤNĐỀ ĐẶT RA
ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
Trong những năm qua, tình hình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam đã đạt được
những kết quả bước đầu, nhất là đối với các dự án giao thông được đầu tư theo hình thức hợp đồng xây
dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Các dự án này đã thúc đẩy hệ thống giao thông đường bộ ở nước
ta phát triển nhanh chóng và đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông của các phương
tiện xe cơ giới. Tuy nhiên, hiện trạng thu phí đường bộ ở nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế
cần sớm có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Từ khóa: Thu phí, giao thông vận tải, đường bộ, ngân sách nhà nước.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...74
Powered by FlippingBook