TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
15
Về hoạt động thoái vốn, trong 10 tháng đầu
năm 2016, có 3 tổng công ty báo cáo bổ sung tình
hình thoái vốn tại các lĩnh vực ngoài 5 lĩnh vực
nhạy cảm (Tổng công ty ACC, Tổng công ty Phát
triển khu công nghiệp Đồng Nai, Tổng công ty
Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn); SCIC thoái
vốn tại 5 DN với tổng giá trị 46,4 tỷ đồng, thu về
26,8 tỷ đồng, giá thu về thấp hơn so với giá trị sổ
sách bán ra do SCIC thoái vốn dưới mệnh giá tại
2 DN (Công ty cổ phần Sản xuất bì và hàng xuất
khẩu, Công ty cổ phần Doximeco). Tính chung
10 tháng đầu năm, các đơn vị đã thoái được 3.352
tỷ đồng, thu về 6.4078 tỷ đồng, trong đó: Thoái
vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm: Các tập đoàn, tổng
công ty đã thoái được 481 tỷ đồng, thu về 441 tỷ
đồng tại 05 lĩnh vực nhạy cảm; Thoái vốn đầu
tư ở DN khác (ngoài 05 lĩnh vực nhạy cảm): Các
tập đoàn, tổng công ty đã thoái 1.382 tỷ đồng,
thu về 2.121 tỷ đồng tại các DN có vốn đầu tư
vào các lĩnh vực ngoài 5 lĩnh vực nhạy cảm nêu
trên. Những kết quả quan trọng đạt được trong
những năm vừa qua bao gồm:
Một là,
đổi mới quản trị về vật tư và tài chính
như: Sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các
định mức kinh tế kỹ thuật, định mức tiêu hao
vật tư phù hợp với điều kiện sản xuất kinh
doanh, thị trường và các chủng loại vật tư mới;
điều chỉnh mối quan hệ tín dụng của các DNNN
theo hướng công ty mẹ không bảo lãnh cho các
công ty con trong hoạt động tín dụng nhằm tăng
cường tính chủ động và trách nhiệm về tài chính
của các công ty con theo cơ chế tự vay, tự trả…
Hai là,
lao động dôi dư tại các đơn vị thực
hiện CPH, giao, bán được hưởng chính sách trợ
cấp; được hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại nghề để bố
trí việc làm mới tại DN CPH hoặc tự thu xếp
công việc mới đã góp phần đẩy nhanh tiến trình
sắp xếp, CPH, duy trì ổn định xã hội.
Ba là,
đổi mới quản trị về tổ chức: Thực hiện
sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, thu gọn các phòng
ban, đơn vị đầu mối tại công ty mẹ, ban hành các
quy định mới về quyền hạn, trách nhiệm và tiêu
chuẩn của các vị trí điều hành góp phần kiện
toàn, nâng cao năng lực quản trị, điều hành DN.
Bốn là,
đổi mới quản trị về khoa học công nghệ:
Thực hiện xử lý các tài sản không cần dùng, chờ
thanh lý, lạc hậu về kỹ thuật, tập trung vốn để đầu
tư những tài sản, dây chuyền công nghệ tiên tiến
tạo điều kiện tăng năng suất lao động của DN.
Năm là,
công tác CPH DN góp phần hoàn
thiện và phát triển thị trường vốn, đặc biệt là
thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho DN
sau khi CPH huy động vốn, đổi mới phương
thức quản lý, công nghệ, gắn kết người lao động
với DN, DN phát triển ổn định trong xu thế hội
nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới…
Lộ trình tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nước thời gian tới
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, song
tiến trình tái cơ cấu DNNN vẫn được đánh giá
là diễn ra chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do các
đơn vị vừa phải tiếp tục hoàn thành những việc
còn dang dở đặt ra trong kế hoạch giai đoạn
2011 – 2015; vừa phải triển khai xây dựng kế
hoạch sắp xếp, CPH, tái cơ cấu theo chỉ đạo của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nên tiến độ
CPH thoái vốn diễn ra chậm và chưa đạt kết quả
như kỳ vọng.
Một nguyên nhân nữa cũng “níu chân” tiến
trình tái cơ cấu DNNN là do đối tượng sắp xếp,
CPH hầu hết là các DN có quy mô lớn, phạm vi
hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài
chính phức tạp nên cần có nhiều thời gian chuẩn
bị, xử lý. Mặt khác, việc thực hiện CPH, tái cơ
cấu đối với các DN có quy mô vốn lớn cần sự
tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực
tài chính và năng lực quản trị, đầu tư tốt nên
cũng cần nhiều thời gian để chuẩn bị.
Trước bối cảnh đó, Quốc hội đã thông qua
Nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế
giai đoạn 2016-2020. Một trong những nhiệm
vụ trọng tâm trong cơ cấu lại nền kinh tế. Nghị
quyết nêu rõ “xử lý dứt điểm các DNNN thua lỗ,
các dự án đầu tư của DNNN không hiệu quả theo
nguyên tắc và cơ chế thị trường; xem xét, thực
hiện phá sản DNNN theo quy định của pháp luật
về phá sản DN”. Theo đó, mục tiêu trong giai
đoạn 2016-2020, sẽ thực hiện thoái toàn bộ vốn
nhà nước tại các DN thuộc các ngành không cần
Nhà nước sở hữu trên 50% vốn, thoái vốn nhà
nước xuống mức sàn quy định đối với các ngành
mà Nhà nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư.
Lũy kế 10 tháng năm 2016 (tính đến ngày
20/10/2016) đã có 51 doanh nghiệp được cấp
có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần
hoá, trong đó có 06 tổng công ty nhà nước.
Tổng giá trị thực tế của 51 doanh nghiệp nhà
nước đã được phê duyệt phương án cổ phần
hoá là 32.032 tỷ đồng, trong đó giá trị thực
tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là
23.344 tỷ đồng.