5.1. So ky 2 thang 12 - page 23

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
25
DN có toàn quyền trong việc yêu cầu áp dụng
biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay
tự vệ thương mại. Các vấn đề từ phía DN là trở
ngại lớn nhất trong việc quyết định số lượng, mặt
hàng khởi kiện PVTM cũng như tính hiệu quả
trong việc sử dụng các biện pháp PVTM của một
quốc gia. Tuy nhiên, các DN nội địa thường phải
đối mặt với những thách thức chung khi muốn sử
dụng các biện pháp PVTM, đó là:
(i) Hiểu biết của các DN nội về PVTM tương đối
hạn chế.
Liên quan đến các thông tin về PVTM, trừ
những ngành công nghiệp đã từng đối mặt với
các biện pháp PVTM tại thị trường nước ngoài,
33% các DN được khảo sát không quan tâm đến
các biện pháp PVTM. Hơn 95% các DN được khảo
sát cho rằng, kiến thức và hiểu biết không đầy đủ
của các DN nội và hiệp hội về hệ thống PVTM
Việt Nam là nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng
các biện pháp PVTM chưa hiệu quả ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, gần 100% DN được khảo sát coi
các quy định của Việt Nam về PVTM mang đầy
tính kỹ thuật và phức tạp, do đó cần phải có hiểu
biết chuyên sâu về hệ thống áp dụng 3 biện pháp
này. Phần lớn các DN được phỏng vấn không có
phòng pháp chế, do đó họ thiếu các kiến thức,
kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết để khởi kiện cũng
như theo đuổi vụ kiện thành công.
(ii) Nguồn lực tài chính hạn chế.
Các cuộc điều tra PVTM thường phức tạp, kéo
dài và chi phí theo kiện tương đối cao. Do đó,
bên khởi kiện cần phải có nguồn lực tài chính dồi
dào thì mới có khả năng theo đuổi vụ kiện PVTM.
Những chi phí này thường là quá cao so với DN
Việt Nam, vì đa phần các DN là DN nhỏ và vừa
với nguồn lực tài chính rất hạn chế. Thêm vào đó,
quá trình điều tra thường kéo dài từ 6 - 9 tháng
trong khi kết quả điều tra thường khó được đảm
bảo có lợi cho DN khởi kiện. Tất cả các yếu tố này
đặt ra nhiều áp lực lên các DN nội địa khi họ nghĩ
về việc sử dụng các biện pháp PVTM. Do đó, DN
Việt Nam thường nghĩ đến các biện pháp bảo hộ
khác với chi phí thấp hơn như: yêu cầu sử dụng
các rào cản phi thuế, hoặc rào cản thuế quan cho
các hàng hóa đặc biệt.
(iii) Khó khăn về thu thập thông tin.
Kết quả khảo sát cho thấy, gần 100% các DN
được hỏi trả lời, các quy định của Việt Nam về
PVTM khó áp dụng và không có nhiều văn bản
dưới luật hướng dẫn. Cụ thể, do số liệu cần phải
thu thập cho điều tra rất lớn, các DN gặp rất nhiều
khó khăn trong việc thu thập thông tin để lập hồ
sơ khởi kiện. Mỗi một tiêu chí điều tra xâm phạm
PVTM yêu cầu các số liệu khác nhau từ nhiều
kênh thông tin riêng rẽ. Với hệ thống thông tin
như ở nước ta, các DN nội địa chỉ có thể thu thập
được các thông tin không đầy đủ, không hệ thống
từ nhiều nguồn khác nhau và nhiều khi những
nguồn này là không đáng tin cậy cũng như không
tương thích với nhau. Do đó, các DN Việt Nam
phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc
xây dựng một bộ hồ sơ khởi kiện khi quyết định
sử dụng các biện pháp PVTM.
Bên cạnh đó, theo quy định của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), để đứng đơn khởi
kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự
vệ, bên đi kiện phải có đủ tư cách khởi kiện,
tức là phải đáp ứng được ít nhất 02 điều kiện:
DN khởi kiện phải sản xuất ra ít nhất 25% tổng
lượng sản phẩm liên quan tại Việt Nam; đơn
kiện nhận được sự ủng hộ của các DN sản xuất
ra ít nhất 50% tổng lượng sản phẩm liên quan
đến sản xuất tại Việt Nam. Do đó, để có thể áp
dụng được các biện pháp PVTM, DN cần phải
hợp tác với các DN trong cùng ngành hàng. Từ
đó, có thể thấy rõ vai trò của hiệp hội trong việc
liên kết các DN cùng ngành là cực kỳ quan trọng
trong các vụ kiện PVTM. Tuy nhiên, các Hiệp
hội ngành hàng của Việt Nam hiện nay hoạt
động kém hiệu quả trong việc kết nối lẫn hỗ trợ
các DN thành viên.
Thứ hai, từ các quy định PVTM của Việt Nam
Cùng với những trở ngại trong việc sử dụng
các biện pháp PVTM, các hạn chế trong quy định
của Việt Nam về PVTM cũng là nguyên nhân
gây ra khó khăn cho việc sử dụng các công cụ
này. Có đến 45% các DN được khảo sát cho rằng,
quy định của Việt Nam về PVTM là không đầy
đủ. Các văn bản gốc trong hệ thống pháp luật về
PVTM của Việt Nam hầu hết được soạn thảo và
ban hành trong thời kỳ Việt Nam đang đàm phán
WTO, khi mà hiểu biết cũng như những va vấp
thực tiễn với các vụ kiện PVTM của Việt Nam
còn hạn chế.
Hơn 95% các doanh nghiệp được khảo sát cho
rằng, kiến thức và hiểu biết không đầy đủ của
các doanh nghiệp nội và hiệp hội về hệ thống
phòng vệ thươngmại Việt Nam là nguyên nhân
dẫn tới việc sử dụng các biện pháp phòng vệ
thương mại chưa hiệu quả ở Việt Nam.
1...,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22 24,25,26,27,28,29,30,31,32,33,...110
Powered by FlippingBook