TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 28

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
27
thấp nhất và cao nhất ở mức 10%
và 35% được coi là phù hợp thì việc
lựa chọn các mức thuế suất chẵn:
10%; 20%; 30% có hiệu quả hơn các
mức thuế lẻ: 5%; 15% và 25%. Trên
cơ sở đó, Biểu thuế lũy tiến từng
phần đối với tổng thu nhập có tác
động tích cực làm tăng tỷ lệ động
viên về thuế TNCN đối với người
có thu nhập cao, giảm khoảng cách
chênh lệch về thu nhập giữa người
có thu nhập cao và người có thu
nhập thấp, đảm bảo sự công bằng
trong phân phối thu nhập.
Để thấy rõ tác động này, có thể
so sánh mức độ điều tiết thu nhập
của Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với tổng thu
nhập và Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với tiền
lương, tiền công (Bảng 3).
Có thể nhận thấy, tỷ lệ thu nhập chịu thuế của
các bậc trong Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với
tổng thu nhập đều lớn hơn so với tỷ lệ thu nhập
chịu thuế của Biểu thuế lũy tiến từng phần đối
với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Điều đó cho
thấy, mức độ điều tiết thu nhập của Biểu thuế lũy
tiến từng phần đối với tổng thu nhập đáp ứng tốt
hơn mục tiêu giảm khoảng cách chênh lệch về thu
nhập giữa nhóm cá nhân có thu nhập cao và nhóm
cá nhân có thu nhập thấp, góp phần đảm bảo sự
công bằng hợp lý trong phân phối thu nhập. Cùng
với việc tăng tỷ lệ điều tiết thu nhập đối với người
có thu nhập cao thì Biểu thuế lũy tiến từng phần
đối với tổng thu nhập cũng giảm nhẹ mức nộp
thuế của đại bộ phận nhóm cá nhân có thu nhập
thấp. Điều này sẽ tạo ra tâm lý tốt đối với xã hội.
Mặt khác, Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với
tổng thu nhập có số bậc thuế ít (4 bậc, giảm 3 bậc
so với Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu
nhập từ tiền lương, tiền công), mức thuế suất
chẵn với khoảng cách chênh lệch thu nhập hợp lý
nên rất đơn giản và dễ tính toán.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Thuế thu nhập cá nhân (2007) và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
2. Bộ Tài chính, (2017), Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
3. Bộ Tài chính, Báo cáo kinh nghiệm cải cách thuế thu nhập cá nhân của một
số nước trên thế giới - Hà Nội 2012;
4. Lê Thị Thu Thủy, (2009), Những vấn đề đặt ra khi thực hiện Luật Thuế thu
nhập cá nhân ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, p. số 4;
5. Lý Phương Duyên, Mở rộng cơ sở thuế đối với thu nhập ở Việt Nam hiện nay,
Tạp chí Tài chính, tháng 8/2017.
về thu nhập giữa nhóm thu nhập cao nhất và
nhóm thu nhập thấp nhất. Việc tăng khởi điểm
chịu thuế là nhằm giảm mức chịu thuế của cá
nhân có thu nhập thấp.
- Xác định số lượng bậc thuế và sự giãn cách giữa các
bậc thuế:
Về nguyên tắc, biểu thuế lũy tiến được
xây dựng theo nguyên tắc, Tốc độ tăng của thuế
phải cao hơn tốc độ tăng của thu nhập tính thuế.
Đó là cơ sở ra đời Biểu thuế lũy tiến từng phần
hoặc toàn phần. Khoảng cách tương đối giữa các
bậc thuế sẽ quyết định tính chất lũy tiến mạnh
hay yếu của Biểu thuế.
Tuy nhiên, có quá nhiều bậc thuế sẽ dẫn đến
hậu quả: (i) Tạo ra sự bất hợp lý trong điều tiết
thu nhập của một số nhóm đối tượng nộp thuế;
(ii) Sự giãn cách giữa các bậc quá hẹp, dẫn đến
tình trạng dễ nhảy bậc thuế khi tổng hợp thu
nhập vào cuối năm, làm tăng số thuế phải nộp, số
lượng phải quyết toán thuế tăng một cách không
cần thiết, trong khi số thuế phải nộp thêm không
nhiều. Vì vậy, việc điều chỉnh số lượng bậc thuế
giảm từ 7 bậc xuống 4 – 5 bậc là hợp lý và phù hợp
xu thế chung trên thế giới.
- Xác định mức thuế suất phù hợp cho từng bậc thuế:
Khi giảm số bậc thuế, đồng thời xác định thuế suất
BẢNG 3: SO SÁNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN GIỮA BIỂU THUẾ LŨY LIẾN TỪNG PHẦN
ĐỐI VỚI TỔNG THU NHẬP VÀ BIỂU THUẾ LŨY TIẾN TỪNG PHẦN ĐỐI VỚI THU NHẬP
TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG (triệu đồng)
Biểu thuế lũy tiến từng phần
đối với tổng thu nhập
Biểu thuế lũy tiến từng phần đối
với tổng tiền lương, tiền công
Bậc TNCT Thuế
suất
Thuế
TNCN
Tỷ lệ
TNCT (%) Bậc TNCT Thuế
suất
Thuế
TNCN
Tỷ lệ
TNCT (%)
1
120 10 12
10
2 120 10 9
7,5
2
600 20 108
18
5 600 25 111 18,50
3
960 30 216 22,5
6 960 30 211.8 22,06
4
1200 35 300
25
7 1200 35 295.8 24,65
Nguồn: Tính toán của tác giả
Để quán triệt nguyên tắc công bằng trong
chính sách thuế thu nhập cá nhân cần áp dụng
phương pháp đánh thuế trên tổng các nguồn
thu nhập và áp dụng biểu thuế lũy tiến từng
phần. Việc tổng hợp toàn bộ thu nhập để tính
thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến
từng phần sẽ đảmbảo sự công bằng nhất trong
thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân.
1...,18,19,20,21,22,23,24,25,26,27 29,30,31,32,33,34,35,36,37,38,...145
Powered by FlippingBook