20
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
điểm như giao thông, thông tin liên lạc, các trung
tâm thương mại dịch vụ…
Thứ ba,
vốn cũng ảnh hưởng tới cầu lao động
trong các DN. Do vậy, vấn đề cải tiến đổi mới quy
chế huy động vốn, sử dụng và quản lý nguồn đầu tư
là một vấn đề rất quan trọng, nhà nước ta nên quản
lý, huy động và sử dụng vốn theo hướng:
- Đa dạng hóa hình thức huy động vốn và thườn
xuyên điều chỉnh lãi suất cũng như việc thuận lợi
hóa thủ tục gửi và rút tiền nhằm tạo ngày càng
nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
- Đẩy mạnh việc cổ phần hóa, vận hành tốt thị
trương vốn nhằm nhanh chóng huy động vốn và
chuyển đổi vốn giữa các ngành, các khu vực kinh tế.
- Cải tiến cơ cấu sử dụng ngồn vốn đầu tư của
nhà nước theo hướng chủ yếu đầu tư xây dựng cấu
trúc hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các
thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển vào các
khu vực các ngành kinh tế có khả năng tạo thêm
nhiều việc làm hơn, khả năng sinh lời và quay vòng
vốn nhanh hơn.
- Tăng cường nguồn vốn trung hạn và dài hạn
hỗ trợ cho nhân dân trong quá trình tạo việc làm và
chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Thứ tư,
Nhà nước tiếp tục cải tiến và hoàn thiện
luật lao động, luật DN. Tạo cơ sở pháp lý thông
thoáng, tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tư trong và
ngoài nước, từ đó thu hút thêm ngày càng nhiều
nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Giữa các vùng khác nhau, cầu lao động trong
các DN cũng khác nhau, đó là do yếu tố về tự
nhiên hay về thói quen phong tục tập quán cũng
như chính sách của từng vùng khác nhau quy
đinh. Do vậy, việc hình thành, phát triển và điều
tiết có hiệu quả giữa các vùng các khu vực, các
ngành nghề của thị trường lao động. Quản lý tốt
thị trường này có ý nghĩa rất quan trọng trong
quá trình xắp xếp việc làm, giảm thất nghiệp và
thúc đẩy tính cơ động linh hoạt của lực lượng lao
động cũng như góp phần ngăn chặn và khắc phục
hậu quả kinh tế xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2010-2017
- Tổng cục Thống kê;
2. PGS., TS. Nguyễn Quang Dong, Giáo trình Kinh tế lượng, Khoa Toán Kinh tế,
Đại học Kinh tế Quốc dân;
3. TS. Ngô Văn Thứ, Giáo trình Thống kê thực hành, Khoa Toán Kinh tế, Đại học
Kinh tế Quốc dân;
4. Các xu hướng việc làm Việt Nam, Trung tâm Quốc gia Dự báo và Thông tin
Thị trường Lao động, Cục Việc Làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội,
năm 2017.
trong ngành dịch vụ, nếu lấy loại hình DN có vốn
đầu tư nước ngoài để làm sự so sánh thì loại hình
DN nhà nước thu hút nhiều lao động nhất, trong
khi DN tư nhân thu hút ít lao động nhất. Nguyên
nhân là do các ngành dịch vụ như viễn thông, y
tế, ngân hàng, giáo dục… chủ yếu là các DN nhà
nước. Mặt khác, trong mô hình ta cũng thấy có sự
khác biệt lao động theo các vùng kinh tế của các
DN trong ngành dịch vụ...
Kết luận và khuyến nghị
Dựa vào kết quả phân tích số liệu, cầu lao động
trong DN phụ thuộc chủ yếu vào vốn đầu tư, tài
sản, lợi nhuận của DN, đặc điểm khu vực kinh tế
vùng miền, lĩnh vực ngành nghề hoạt động sản xuất
kinh doanh và loại hình DN. Cầu lao động trong
DN phụ thuộc rất ít vào số năm hoạt động sản xuất
kinh doanh của DN.
Trong nông nghiệp, yếu tố loại hình DN không
ảnh hưởng tới cầu lao động trong DN, cầu lao động
phụ thuộc chủ yếu vào vốn, lợi nhuận và khu vực
vùng miền (đây là yếu tố tự nhiên có tác động lớn
tới nông nghiệp).
Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao
động trong DN thì vốn và lợi nhuận là 2 yếu tố quan
trọng nhất đến cầu lao động. Bởi một DN mục tiêu
hàng đầu là tối đa hóa lợi nhuận, một khi lợi nhuận
cao, kết hợp với lượng vốn dồi dào, DN sẽ đầu tư
mở rộng săn xuất, từ đó làm cho cầu lao động tăng
lên. Yếu tố khu vực, vùng miền cũng tác động tạo
ra sự khác biệt về cầu lao động trong các DN tại
các vùng khác nhau. Cầu lao động trong các ngành
công nghiệp thường cao hơn các ngành khác. Cầu
lao động trong các khu vực đồng bằng, thành thị
vẫn cao hơn cầu lao động trong các khu vực miền
núi và trung du.
Qua phân tích có thể thấy, ngành kinh tế có tác
động tới lao động trong các DN Việt Nam, cầu lao
động trong các DN công nghiệp cao hơn so với các
ngành khác. Do đó, Nhà nước nên thực hiện chuyển
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực với những
nội dung sau:
Thứ nhất,
tăng tỷ trọng trong các khu công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trong trong
nông nghiệp, tạo cơ cấu một nền kinh tế có khả năng
tạo thêm nhiều việc làm mới và thu hút thêm ngày
càng nhiều lao động.
Thứ hai,
thúc đẩy tốc độ đô thị hóa nông thôn làm
cơ sở cho việc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ
cấu kinh tế và phân công lao động ở khu vực nông
thôn. Nhà nước kích thích quá trình này bằng cách
hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cấp