Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 10 - page 58

60
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Sáu là,
nhóm giải pháp đa dạng hoá sản phẩm
dịch vụ tín dụng.
- Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ tín dụng:
Đẩy mạnh đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng
như: Cho vay hạn mức; Cho vay theo món; Cho
vay đồng tài trợ; Ngoài ra, còn có các hình thức
khác như cho vay trả góp, cho vay ủy thác, cho vay
trả góp...
- Đa dạng hoá khách hàng vay vốn:
Qua việc phân tích rủi ro tín dụng tại
Agribank trong thời gian qua cho thấy, nợ quá
hạn tập trung chủ yếu tại DN nhà nước, DN
kinh doanh bất động sản. Thời gian gần đây,
Agribank đã chỉ đạo các chi nhánh trong toàn
hệ thống có định hướng về chiến lược khách
hàng, nhưng theo luận án thì vẫn cần phải có
biện pháp thích hợp hơn nữa để mở rộng cho
vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh,
các DN vừa và nhỏ, tư nhân cá thể, hộ sản xuất
ở nông thôn... và kiên quyết hạn chế cho vay đối
với DN nhà nước hoạt động không hiệu quả,
kiên quyết không hoặc hạn chế cho vay DN kinh
doanh bất động sản.
- Đa dạng hoá danh mục cho vay gắn liền với đa
dạng hóa danh mục đầu tư:
Khi một ngân hàng phát triển chiến lược, kế
hoạch kinh doanh của mình, để giảm thiểu rủi ro
tín dụng, họ phải xem xét đến các yếu tố và mức độ
rủi ro của thị trường mục tiêu, phân đoạn khách
hàng, sự kết hợp giữa các sản phẩm tín dụng, khả
năng cấp cũng như trọng tâm danh mục.
Theo các chuyên gia ngân hàng, việc cần làm
nhất vẫn là đa dạng hoá các danh mục cho vay.
Việc đa dạng hoá danh mục cho vay của ngân hàng
sẽ làm giảm tối đa rủi ro vì các khoản vay thường
có mức độ rủi ro khác nhau theo năng lực, quy mô
khách hàng, ngành nghề, tính chất sở hữu.
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định 493/2005/ QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định
18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước;
2. Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012 về việc thực hiện phân
loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Agribank Việt Nam;
3. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và Phòng ngừa trong rủi ro kinh
doanh ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội;
4. Nguyễn Đào Tố (2008), Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu– những
định hướng trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại,
Website của Ngân hàng Nhà nước;
5. Agribank, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008
–2014; Báo cáo công tác quản trị rủi ro tín dụng giai đoạn 2009 –
2013; Văn bản số 1689/NHNo–KH ngày 2/11/1995 và văn bản số 555/
QĐ–HĐQT– KHTH ngày 01/06/2007; Sổ tay tín dụng Agribank…
ra quyết định cung cấp tín dụng và kiểm soát được
rủi ro tín dụng hiệu quả hơn.
Năm là,
nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống
công cụ bảo đảm chất lượng tín dụng.
- Thực hiện hiệu quả khâu phân loại khách hàng và
đánh giá khoản vay:
Trên cơ sở đánh giá, phân loại khách hàng,
Agribank sẽ có chính sách tín dụng cụ thể áp dụng
đối với từng đối tượng khách hàng. Agribank cần
chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thường xuyên rà
soát, quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng
để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu về giới hạn,
cơ cấu tín dụng được Agribank Việt Nam giao
trên cơ sở vận dụng phù hợp với thực tế địa bàn,
từng khoảng thời gian.
Ngoài ra, để tăng cường quản lý chất lượng
tại hệ thống Agribank trong cả nước, chi nhánh
cần phải thường xuyên xem xét khoản vay, kiểm
tra lại điều kiện cho vay, đánh giá tình trạng kinh
doanh của khách hàng, khả năng tài chính của
khách hàng, sự thay đổi hạn mức tín dụng của
khách hàng nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ và trích lập
dự phòng gắn liền với tăng cường hiệu quả xử lý nợ
có vấn đề:
Cần thành lập Ban quản lý nợ xấu tại các Chi
nhánh cấp 1 để tham mưu cho Ban Giám đốc về
hướng xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo
cáo về dấu hiệu rủi ro từ các phòng nghiệp vụ.
Trong xử lý nợ có vấn đề cũng cần thực hiện các
bước tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên
nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được
thiết lập với khách hàng, đặc biệt là các khách
hàng truyền thống, cụ thể:
(i) Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản bảo
đảm, thái độ của khách hàng;
(ii) Lựa chọn phương pháp xử lý: phương pháp
khai thác (work-out) hay phương pháp thanh lý
(liquidation);
(iii) Cùng với đề xuất về thay đổi cơ cấu bộ máy
cấp tín dụng, cụ thể là thành lập phòng thẩm định
tại chi nhánh, thực hiện kiểm soát song song và xử
lý nợ xấu cần được giao cho một bộ phận độc lập.
Giai đoạn2010-2015, lợi nhuậnbìnhquânhằng
năm của Agribank tăng 2,36%. Trong giai đoạn
2009-2014, lợi nhuận sau thuế của Agribank có
sự biến động khá lớn. Nếu như năm 2010 lợi
nhuận sau thuế đạt 1,300,237 triệu đồng thì
đến năm 2014 đạt tới 2,454,210 triệu đồng.
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 58
Powered by FlippingBook