TCTC (2017) so 7 ky 2 (nen) - page 21

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
21
Nam đang gặp nhiều áp lực trong việc thực hiện
các quy định về chứng minh nguồn gốc xuất xứ
gỗ cũng như các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội,
sự thân thiện với môi trường. Trong khi đó, doanh
nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nước ta chưa biết phải đến
cơ quan, tổ chức nào để xin cấp các chứng nhận về
nguồn gốc gỗ hay những tiêu chuẩn nào có thể đáp
ứng được tiêu chí về môi trường, điều kiện làm việc
cho người lao động.
Sự thay đổi trong lựa chọn sản phẩm đồ gỗ
chế biến của người tiêu dùng châu Âu cũng đặt ra
những thách thức lớn đối với doanh nghiệp xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. Dự báo thời
gian tới, người tiêu dùng EU có thể có xu hướng
chuyển qua sử dụng các sản phẩm thân thiện môi
trường, nhưng lại không sẵn sàng chi trả nhiều
tiền. Điều này khiến doanh nghiệp chế biến gỗ của
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU không chỉ
đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp
từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung
Quốc, Ấn Độ mà còn chịu sức ép từ các khu vực
sản xuất đồ gỗ mới nổi như: Đông Âu, châu Phi...
trong việc ứng dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm
giá trị gia tăng.
Giải phápđẩymạnh xuất khẩu sảnphẩmgỗViệt Nam
Mặc dù có những biến động về thị trường,
song theo đánh giá chung, trong hơn 10 năm trở
lại đây, ngành đồ gỗ của Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tích, đưa Việt Nam trở thành nước
xuất khẩu gỗ lớn nhất Đông Nam Á và đồ gỗ là
một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam. Tuy nhiên, để ngành chế biến gỗ, lâm sản
Việt Nam có thể mở rộng thị phần xuất khẩu hơn
nữa, Nhà nước cần hoàn thiện chính sách hỗ trợ
khuyến khích xuất khẩu, thực hiện chế độ khen
thưởng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có
hiệu quả, chấp hành tốt pháp luật hải quan; Xây
sức cạnh tranh. Nhiều năm qua, ngành chế biến gỗ,
lâm sản mặc dù phát triển nhanh nhưng không bền
vững. Tăng trưởng của ngành này chủ yếu dựa vào
xuất khẩu nhưng phần lớn lại chỉ là gia công, phụ
thuộc nhiều vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã
từ khách hàng nước ngoài. Hiện nay, chỉ một số ít
doanh nghiệp có thể chủ động đầu tư công nghệ,
thiết bị và có khả năng tự sản xuất theo thiết kế,
tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia
tăng. Còn lại hầu hết các cơ sở chế biến quy mô nhỏ,
siêu nhỏ như hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp tác,
làng nghề… thường có công nghệ thiết bị lạc hậu,
khả năng quản lý hạn chế, thiếu chiến lược kinh
doanh… nên sản phẩm làm ra có giá thành cao làm
giảm năng lực canh tranh.
Thách thức nữa mà các doanh nghiệp chế biến
gỗ, lâm sản Việt Nam sẽ phải đương đầu trong
thời gian tới, đó là phải ổn định nguồn nguyên liệu
gỗ. Phần lớn nguyên liệu gỗ để chế biến phải nhập
khẩu do Chính phủ cho phép khai thác rừng tự
nhiên còn rất hạn chế. Thống kê sản lượng nguồn
gỗ rừng trồng trong nước khai thác hằng năm hiên
khoảng 20 triệu m3, trong đó có khoảng 80% nguồn
gỗ này là gỗ có đường kính nhỏ được sử dụng làm
nguyên liệu. Phần còn lại 20% được sử dụng sản
xuất các sản phẩm đồ gỗ chủ yếu phục vụ xuất
khẩu. Để có được nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp
ổn định, bắt buộc phải triển khai đẩy mạnh các mô
hình liên kết trồng rừng giữa các công ty chế biến
gỗ xuất khẩu và các hộ trồng rừng. Thời gian qua,
mô hình này mặc dù đã được hình thành và đã có
bước phát triển đáng kể, song vẫn chưa đáp ứng
đủ nhu cầu cũng như mang lại hiệu quả cao. Các
mô hình liên kết trồng rừng giữa các công ty và hộ
trồng rừng vẫn còn mang tính chất tự phát, được
hình thành chủ yếu do nhu cầu kết nối của công ty
và hộ trồng rừng.
Vấn đề truy xuất nguồn gốc gỗ và các trách
nhiệm xã hội hiện nay cũng đang gây nên những
vướng mắc lớn cho doanh nghiệp. Từ trước đến
nay, các doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm
từ gỗ của Việt Nam chỉ tập trung vào việc sản
xuất tại xưởng mà chưa chú ý đến quy trình quản
lý cũng như kiểm soát nguồn gốc, tính hợp pháp
của nguyên liệu cũng như các yếu tố về đời sống
của người lao động. Năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay còn thấp, tính
hợp tác và liên kết lỏng lẻo. Thị trường trong nước
thiếu kênh phân phối, đang bị mất dần thị trường
ở một số địa bàn quan trọng. Thực tế cho thấy, khi
hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc
biệt là đối với thị trường EU, doanh nghiệp Việt
HÌNH 1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ
CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2014-2017
Nguồn: Tổng cục Hải quan
1...,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 22,23,24,25,26,27,28,29,30,31,...86
Powered by FlippingBook