TCTC (2017) so 7 ky 2 (nen) - page 11

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
11
chức năng khác với cơ quan thuế, đặc biệt là cơ quan
tài nguyên và môi trường, quản lý trực tiếp việc sử
dụng đất đai.
Ba là,
thống nhất khung hạn mức đất, có tính
đến yếu tố hệ số để làm căn cứ hợp lý cho việc xác
định hạn mức sử dụng phù hợp, để công tác tiến
hành thu thuế được thuận lợi. Mới đây, nghiên
cứu của Nguyễn Thành Hưng (2016), chỉ ra rằng,
theo điểm b1, b2 mục 1.4 khoản 1 Điều 4 Thông
tư 153/2011/TT-BTC thì hạn mức đất ở làm căn cứ
tính thuế được thực hiện theo 02 loại hạn mức:
Hạn mức công nhận đất ở và hạn mức giao đất
ở. Hạn mức công nhận đất ở và hạn mức giao đất
ở được áp dụng thuế suất 0,03%. Như vậy, diện
tích miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
thực hiện theo hạn mức công nhận đất ở hay hạn
mức giao đất ở? Do vậy, việc thống nhất khung
hạn mức đất nhằm tạo cho công tác tiến hành thu
thuế được thuận lợi là rất cần thiết.
Bốn là,
tăng tính minh bạch, đơn giản, dễ thực
hiện trong việc xác định khung giá đất dựa trên bảng
khung giá đất do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương ban hành. Đặc biệt, khung
giá đất đối với đất mặt tiền, đất hẻm khá phức tạp
với hệ số chênh lệch khá phức tạp, cần được quy
định cụ thể, rõ ràng hơn.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2010), Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (Luật số
48/2010/QH12);
2. Chính phủ (2011), Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01/07/2011 quy định chi
tiết hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
3. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 732/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến
lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2012;
4. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 130/2008-BTC hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12
và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế Thu
nhập doanh nghiệp;
5. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 về việc
hướng dẫn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
6. ThS. Nguyễn Thành Hưng (2016), Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Những
vướng mắc phát sinh và kiến nghị, Tạp chí Tài chính kỳ II tháng 4/2016.
và đời sống xã hội của người dân chưa được chú ý.
Các luật thuế tại Việt Nam từ khi ban hành tới khi đi
vào thực hiện mất một khoảng thời gian tương đối
dài do trải qua quá trình “thẩm thấu” quá dài từ khi
ban hành Luật tới Nghị định hướng dẫn thi hành rồi
tới Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định… nên
khi đưa vào áp dụng thì có thể đã bị lỗi thời, không
còn phù hợp với thực tế.
- Về yếu tố nguồn lực: Rào cản về nguồn lực tài
chính, nhân lực có trình độ, các “cơ chế hành chính”
cũng là một trong những trở ngại ngăn cản quá
trình cải cách thuế. Đặc biệt, điều này càng thường
xảy ra ra tại các quốc gia có nguồn lực tài chính yếu,
nguồn nhân lực trình độ cao thiếu... như Việt Nam.
- Về yếu tố tinh thần: Tâm lý “sợ thay đổi, xáo
trộn”, cũng là một trong những trở ngại lớn trong
việc cải cách thuế. Đây cũng thường là tâm lí chung
vì việc cải cách thuế thường mất thời gian, chưa
lường được hiệu quả, có thể sẽ bị người dân và cộng
đồng doanh nghiệp phản đối.
- Về yếu tố bên ngoài: Việt Nam mới hội nhập
vào nền kinh tế thế giới theo cơ chế thị trường, kinh
nghiệm về việc xây dựng và cải cách luật thuế chắc
chắn chưa có nhiều, vì vậy cần học tập kinh nghiệm
của các nước có nền kinh tế phát triển và một hệ
thống thuế hoàn chỉnh. Tuy nhiên, có thể những
kinh nghiệm không thích hợp sẽ mang lại tác dụng
ngược cho tiến trình cải cách thuế, vì rõ ràng việc
xây dựng một luật thuế cần phải tính đến yếu tố
văn hóa, phong tục tập quán và điều kiện thực tế
của nền kinh tế, xã hội Việt Nam. Do vậy, cách giải
quyết tốt nhất là cần tăng cường tập huấn hoặc đào
tạo chuyên sâu trong nước và nước ngoài đối với
cán bộ ngành Thuế nhằm xây dựng một lực lượng
cán bộ có đủ trình độ và am hiểu về thuế, về điều
kiện kinh tế, xã hội, văn hóa trong và ngoài nước....
Đề xuất cải cách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Từ thực tế động cơ và rảo cản trong quá trình
cải cách thuế nói chung và nhìn từ Luật Thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp nói riêng, thời gian tới,
cần triển khai một số nội dung sau:
Một là,
mở rộng cơ sở thuế thông qua việc đưa
bất động sản gắn liền trên đất vào đối tượng chịu
thuế nhằm gia tăng nguồn thu đồng thời hướng
tới vấn đề công bằng, hiệu quả hơn trong việc sử
dụng đất.
Hai là,
thành lập cơ sở dữ liệu về diện tích, số
thửa, có các quy định cụ thể hơn về giá tính thuế
và căn cứ tính thuế trong trường hợp một người sở
hữu nhiều lô đất, ở nhiều địa phương khác nhau.
Cần thiết phải có sự kết nối dữ liệu giữa các cơ quan
Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có
mức thuế suất thấp và cơ sở thuế hẹp, chưa
tính đến việc thu thuế đối với tài sản là bất
động sản gắn liền trên đất. Đây là một trong
những điểm hạn chế cần xem xét để cải cách
theo hướng tăng mức thuế suất và cơ sở thuế.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,...86
Powered by FlippingBook