Page 107 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

106
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
đức của kiểm toán viên; (v) Hậu cần, trang thiết bị
kiểm toán. Kết quả cho thấy, để nâng cao chất lượng
kiểm toán tài chính đảng cần phải tạo lập cơ sở pháp
lý đối với công tác kiểm toán tài chính Đảng; nghiên
cứu bổ sung hoàn thiện tổ chức, biên chế của cơ
quan kiểm toán, kiểm tra.
Bùi Thị Thủy (2013) đã xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng kiểm toán và đánh giá mức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng
kiểm toán báo cáo tài chính trên thị trường chứng
khoán Việt Nam hiện nay. Tác giả đã đề xuất 03
nhóm nhân tố cần tập trung, gồm tăng cường chất
lượng kiểm toán viên, chất lượng công ty kiểm toán
và cải thiện môi trường pháp lý; đồng thời đưa ra
một số kiến nghị.
Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến
chất lượng của công tác KTTC của Đảng ở UBKT các
cấp tỉnh Tây Ninh được xây dựng trên nền tảng cơ
sở lý thuyết và tham khảo các nghiên cứu trong và
ngoài nước có liên quan; đồng thời liên hệ với điều
kiện thực tiễn của tỉnh Tây Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính thực hiện qua kỹ thuật
thảo luận nhóm tập trung với 06 chuyên viên về
suy nghĩ, quan điểm và thực trạng công tác KTTC
đảng hiện nay tại tỉnh Tây Ninh. Thông qua kết quả
nghiên cứu định tính, bảng câu hỏi được hoàn chỉnh
và được dùng cho nghiên cứu định lượng. Thang
đo Likert 5 mức độ được chọn (Từ 1 điểm - thể hiện
mức độ rất không đồng ý cho đến 5 điểm - thể hiện
mức độ rất đồng ý). Bảng câu hỏi chính thức bao
gồm 43 biến quan sát tương ứng với 07 thang đo
trong mô hình nghiên cứu. Về phương pháp điều
tra, tác giả điều tra, thu thập số liệu bằng phương
pháp chọn mẫu phi xác suất.
Đối tượng khảo sát của đề tài bao gồm ba
nhóm đối tượng chính: (i) thành viên thuộc UBKT
cấp tỉnh; (ii) thành viên thuộc UBKT cấp thành
phố/huyện; (iii) thành viên thuộc UBKT cấp cơ sở.
Thời gian khảo sát từ tháng 8/2015 đến hết tháng
01/2016. Tổng cộng có 260 bảng câu hỏi được phát
ra, thu về có 242 phiếu hợp lệ. Phần mềm SPSS
được sử dụng để kiểm định thang đo và mô hình
nghiên cứu. Các thang đo được kiểm định bằng
phương pháp hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích
nhân tố khám phá (EFA). Phương pháp phân tích
dữ liệu chính được sử dụng cho nghiên cứu là
phân tích hồi quy tuyến tính bội.
Kết quả nghiên cứu
Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hê sô Cronbach’s Alpha:
Kết quả đo lường 7 thang đo thành phần và một
thang đo của biến phụ thuộc đều đạt yêu cầu với hệ
số Cronbach Alpha > 0.6 và các biến quan sát trong
thang đo thành phần đều có tương quan biến - tổng
> 0.3. Do đó, các biến quan sát của thang đo này đều
được giữ nguyên cho phân tích nhân tố EFA.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA):
Các biến quan sát tương ứng với 7 yếu tố tác
động đến chất lượng KTTC đảng được đưa vào
phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả kiểm
định Bartlett cho thấy, giữa các biến trong tổng thể
có mối tương quan với nhau (Sig. = 0.00 < 0.05). Hệ
số KMO = 0.773 (>0.5) chỉ ra rằng phân tích nhân tố
phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Các nhân tố đều có giá trị Eigenvalues > 1,
Kết quả phân tích cho thấy có 7 nhân tố được rút
từ các biến quan sát. Phương sai trích là 71.87%
> 50% là đạt yêu cầu. Điều này cho thấy, 7 nhân
tố rút trích ra thể hiện được khả năng giải thích
được 71.87% sự thay đổi của biến phụ thuộc
trong tổng thể.
Như vậy, có 7 nhân tố được hình thành thông
qua phân tích EFA, nhìn chung số lượng nhân tố
không thay đổi tuy nhiên có một số thay đổi so với
ban đầu trong nội dung của từng nhân tố do các
biến số quan sát kết hợp với nhau. Tên gọi của từng
nhân tố nhìn chung sẽ không thay đổi do sự kết hợp
của một số biến số về bản chất không thay đổi ý
nghĩa ban đầu của nhân tố chính.
Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính:
Kết quả phân tích trên cho thấy, hệ số R2 = 0.638,
có nghĩa là nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã
xây dựng phù hợp với dữ liệu 63.8%. Nói cách khác,
các biến số độc lập giải thích được 63.8% sự thay đổi
của biến phụ thuộc. Thực hiện kiểm định phương
sai sai số thay đổi bằng kiểm định Breusch-Pagan/
Cook-Weisberg, kết quả cho thấy, Prob>Chi2 =
HÌNH 1: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả