Page 111 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

110
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
xác định là một điểm du lịch đầy tiềm năng hiện
đang được khai thác và đã được Chính phủ phê
duyệt xác định là điểm du lịch quốc gia trong Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
Thiên nhiên cũng tạo cho Tỉnh một số cảnh
quan, danh thắng đẹp và kỳ thú như núi Cột Cờ,
động Nam Sơn (Tân Lạc), động Thác Bờ (khu du
lịch lòng hồ sông Đà), hang Đồng Nội, động Tiên
(Lạc Thủy), hang Trại (Lạc Sơn), hang Núi Sáng,
hang Chổ (Lương Sơn), hang Mỏ Luông (Mai
Châu). Hơn nữa, nhờ bàn tay lao động cần cù và
sáng tạo, đồng bào các dân tộc trong Tỉnh đã tạo
nên nền văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa dân
tộc, những bản, làng du lịch văn hóa danh tiếng
như bản Lác, bản Văn, Pom Cọong (dân tộc Thái -
Mai Châu), Giang Mỗ (dân tộc Mường, Bình Thanh
- Cao Phong).
Tiềm năng kinh tế nhờ thiên nhiên ưu đãi của
tỉnh Hòa Bình còn rất lớn, nhưng khả năng khai thác
chưa tương xứng, quá trình đầu tư phát triển còn
thiếu cân đối và chưa đồng bộ. Các loại hình du lịch
hiện tại còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa phong
phú, nhỏ lẻ và phân tán, thiếu phối kết hợp...
Giải pháp nâng cao hiệu quả
đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình
Để nâng cao hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Hòa
Bình, cần tập trung triển khai một số nội dung sau:
Một là,
đẩy mạnh công tác quy hoạch khai thác
nguồn lực tài chính tiềmnăng từ tài nguyên thiên nhiên.
Thực tế cho thấy, chính sách thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn trong nước
luôn gắn liền với nguồn vốn tại địa phương. Chẳng
hạn như: Để thu hút vốn FDI hoặc các dự án lớn thì
số vốn đầu tư ban đầu để xây dựng kết cấu hạ tầng
trong các khu công nghiệp, cũng như bên
ngoài hàng rào dự án là khâu đi trước với
số vốn được huy động lớn. Do đó, tăng
thu ngân sách là giải pháp quan trọng để
thu hút vốn đầu tư.
Để tăng thu cho ngân sách địa phương,
Tỉnh cần thực hiện quy hoạch khai thác
tài nguyên thiên nhiên. Đây là cơ sở để
lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư
trong và ngoài nước vào tỉnh Hoà Bình,
từ đó thu hút các dự án đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội.
Tài nguyên khoáng sản như đá vôi, đất
sét là một thế mạnh của địa phương, đây
chính là điều kiện vật chất quan trọng để
Hoà Bình tận dụng lợi thế trong phát triển
kinh tế địa phương. Vì vậy, cần tập trung quy hoạch
khai thác và sản xuất chế biến nguồn tài nguyên này
theo 2 khu vực: Khu vực 1: cung cấp nguyên liệu cho
sản xuất công nghiệp xi măng: Bao gồm khu vực có
trữ lượng đá vôi cao, đất sét, xa khu dân cư nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khu vực 2: dành
cho sản xuất đá nguyên liệu xây dựng các công trình
xây dựng nói chung, trong đó có đá vật liệu dùng để
xây dựng các công trình giao thông, đó là khu vực
trữ lượng đá thấp, gần đường giao thông, tiện cho
việc khai thác chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Trên cơ sở tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên
ở các huyện, thành phố và bản sắc văn hoá các
dân tộc miền núi, cần tiếp tục đẩy mạnh và hoàn
thiện công tác quy hoạch các khu, cụm và các
tuyến du lịch trong Tỉnh cũng như kết nối với
các địa phương khác như: TP. Hà Nội, Hà Nam,
Ninh Bình, Thanh Hoá, Sơn La và Phú Thọ để đầu
tư kết cấu hạ tầng phát triển du lịch sinh thái và
bản sắc văn hoá miền núi. Hoà Bình cũng là địa
phương có nhiều mỏ than đá ở huyện Kim Bôi và
Lạc Sơn, nhưng một số mỏ than đá này chưa được
chú trọng quy hoạch khai thác theo quy định của
Nhà nước còn để xảy ra tình trạng khai thác tự do,
gây thất thoát nguồn thu cho Nhà nước. Do vậy,
các cấp chính địa phương cần đặc biệt quan tâm, có
biện pháp tích cực nhằm bảo vệ, khai thác nguồn
tài nguyên than đá với hiệu quả cao nhất, góp phần
tăng thu ngân sách địa phương và thu hút vốn cho
đầu tư phát triển hạ tầng.
Hai là,
đẩy mạnh phát triển hệ thống du lịch sinh
thái, du lịch bản sắc văn hoá dân tộc miền núi.
Khai thác tiềm năng thiên nhiên bằng cách
phát triển du lịch miền núi của tỉnh Hoà Bình
không trực tiếp tạo thêm nguồn lực tài chính cho
đầu tư phát triển, nhưng thông qua phát triển hệ
HÌNH 1: CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ CÔNG CỦA TỈNH HÒA BÌNH
GIAI ĐOẠN 2013-2017 (%)
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của tỉnh Hòa Bình và tính toán của tác giả