Page 110 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
109
cũ). Thành tựu giảm nghèo còn thiếu bền vững, tính
dễ bị tổn thương và nguy cơ tái nghèo cao, đặc biệt
là ở các vùng dân tộc thiểu số vùng cao.
Qua phân tích số liệu trên cho thấy, thành phần
nguồn vốn cấu thành nên vốn đầu tư công từ năm
2013 đến năm 2017 chưa đa dạng, vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng chủ yếu, vốn
ODA chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Điều này đòi
hỏi tỉnh Hòa Bình cần có nhiều biện pháp tích cực
và hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt
động đầu tư công, giảm khối lượng vốn đầu tư
từ nguồn ngân sách nhà nước, tìm cách thúc đẩy
kinh tế, huy động thêm các nguồn vốn đầu tư từ
các nguồn khác.
Thứ ba,
nhu cầu đầu tư công của tỉnh Hoà Bình
trong thời gian tới là rất lớn trong khi nguồn lực của
Nhà nước có hạn. Nhu cầu vốn đầu tư đã nêu trong
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hòa
Bình đến năm 2020 có tính đến yếu tố trượt giá thì
dự kiến nhu cầu vốn đầu tư cần phải huy động từ
năm 2016 đến năm 2020 với tổng số vốn là 6.106 tỷ
đồng (Bảng 2).
Qua bảng 2 cho thấy, nhu cầu vốn đầu tư phát
triển và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh
Hoà Bình giai đoạn 2016 đến 2020 là rất lớn. Tuy
nhiên, Hòa Bình là tỉnh nghèo, quy mô kinh tế nhỏ
nên tiềm lực thu hút vốn đầu tư trong Tỉnh còn
thấp. Do đó, nguồn kinh phí đầu tư vẫn dựa vào
hỗ trợ từ ngân sách trung ương để đáp ứng yêu cầu
chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Theo kế
hoạch, giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Hòa Bình cần thu
hút trên 76.250 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển toàn
xã hội (bằng khoảng 35% GRDP), tăng bình quân
11,2%/ năm. Giai đoạn 2021 - 2025, tăng bình quân
11%/năm và tiếp tục quan tâm thu hút đầu tư, nâng
cao tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
và vốn đầu tư doanh nghiệp trong nước.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư cơ sở hạ
tầng trong thời gian tới, tỉnh Hòa Bình cần tận
dụng tiềm năng thiên nhiên phong phú. Bên cạnh
trữ lượng nguồn nước khoáng, nước ngầm lớn,
không bị ô nhiệm, tỉnh Hòa Bình còn có nguồn tài
nguyên khoáng sản dồi dào như: Quặng sắt, quặng
đa kim (đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimoan),
vàng sa khoáng, khoáng sản phi kim loại như pirít,
photphorít, cao lanh. Cùng với đó, đá, nước khoáng,
đất sét có trữ lượng lớn. Ưu thế về khoáng sản của
Tỉnh là đá để sản xuất vật liệu xây dựng, nguyên
liệu sản xuất xi măng, nước khoáng khai thác với
quy mô công nghiệp.
Tỉnh Hòa Bình có tiềm năng phát triển các ngành
dịch vụ du lịch tại các địa danh trong Tỉnh. Hồ Hòa
Bình không chỉ là công trình thủy lợi, cung cấp nước
cho nhà máy Thủy điện Hòa Bình mà hiện còn được
BẢNG 1: CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ CÔNG CỦA TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2017 (tỷ đồng, %)
STT
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
2013-2017
Vốn đầu
tư công
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng(%)
1.536 100 1.567 100 1.576 100 1.834 100 2.112 100 8.625 100
1
Vốn
NSNN
1.462 95,2 1.495 95,4 1.500 95,18 1.546 84,3 1.786 84,6 7.645 90,31
Trong đó Vốn
TPCP
511 33,3 493 31,5 341 21,6
0
0 150 7,1 1.495 17,3
2
Vốn ODA
74
4,8
72
4,6
76 4,82 288 15,7 326 15,4 836 9,69
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của tỉnh Hòa Bình và tính toán của tác giả
BẢNG2: NHUCẦUVỐNĐẦUTƯPHÁTTRIỂNHỆTHỐNGGIAOTHÔNG
ĐƯỜNG BỘTỈNHHOÀ BÌNHGIAI ĐOẠN2016 - 2020 (Tỷ đồng)
STT
Danh mục các loại đường
Số vốn
I
Kết cấu hạ tầng đường bộ
6.013
1 Xây dựng và nâng cấp đường quốc lộ
1.813
2 Xây dựng, nâng cấp, cải tạo đường tỉnh
428
3 Xây dựng cầu trung trên đường tỉnh
484
4 Xây dựng và nâng cấp các tuyến ATK
451
5 Bảo trì đường tỉnh + ATK
159
6 Xây dựng cầu lớn
1.248
7 Xây dựng, nâng cấp, bảo trì đường huyện
531
8 Xây dựng, nâng cấp, bảo trì
đường xã và thôn xóm
899
II
Bến, bãi đỗ xe đường bộ
93
Tổng cộng
6.106
Nguồn: Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình đến năm 2020