Page 119 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

118
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước để đảm bảo cho
nhiệm vụ này; chưa quy định chi tiết về cơ cấu, hoạt
động, quyền hạn của Hội đồng giám sát quỹ, tránh
các việc chồng chéo về thẩm quyền giữa Hội đồng
giám sát Quỹ và các cơ quan chức năng khác; chưa
quy định rõ, chi tiết về các chế độ kiêm nhiệm cho các
cán bộ kiêm nhiệm.
Bên cạnh đó, việc áp lương kiêm nhiệm cho các
thành viên thuộc Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh
còn gặp khó khăn do chưa có hướng dẫn. Trên thực
tế đầu mối chủ yếu tập trung ở cấp huyện nhưng
theo Nghị định của Chính phủ thì ở cấp huyện,
không thành lập cơ quan quản lý Quỹ nên rất khó
khăn trong việc điều hành bộ máy Quỹ.
Về nguồn thu của Quỹ:
Việc chưa có hướng dẫn
về việc lập dự toán ngân sách đầu năm cho việc sử
dụng Quỹ; không quy định chế độ kế toán áp dụng
đối với Quỹ, đã gây khó khăn cho công tác quản
lý. Cơ quan nắm rõ nhất các thông tin về doanh
nghiệp thông qua việc kê khai thuế hàng năm là cơ
quan thuế, tuy nhiên Nghị định số 94/2014/NĐ-CP
chưa đề cập đến vai trò và trách nhiệm của cơ quan
thuế trong công tác lập kế hoạch và tổ chức thu.
Ngoài ra, các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập
chiếm tỷ lệ khá cao trong việc đóng góp Quỹ. Việc
xác định tổng tài sản của các tổ chức này đòi hỏi sự
vào cuộc của ngành Thuế thông qua việc kê khai
thuế hàng năm. Tuy nhiên, Nghị định chưa đề cập
trách nhiệm của ngành Thuế trong công tác lập kế
hoạch và tổ chức thu Quỹ.
Về nội dung chi củaQuỹ:
cần bổ sung quy định về
chế độ chi và nguồn kinh
phí để chi cho hoạt động
chi phí quản lý hành
chính của cơ quan quản
lý, điều hành Quỹ phòng,
chống thiên tai cấp tỉnh
và cơ quan được UBND
cấp huyện giao nhiệm vụ
thực hiện công tác thu,
nộp Quỹ phòng, chống
thiên tai trên địa bàn.
Nghị định số 94/2014/
NĐ-CP chưa ban hành
các định mức hỗ trợ cụ
thể cho từng đối tượng
bị ảnh hưởng do thiên
tai, gây khó khăn cho quá
trình tổ chức thực hiện
chi Quỹ.
Các khoản chi phải
quy định cụ thể, rõ ràng
nhất là quy định lại về việc trích nguồn thu Quỹ
cho cấp xã để triển khai các hoạt động phòng ngừa,
ứng phó, cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai có
hiệu quả ở cấp cơ sở. Nội dung chi Quỹ còn hạn
chế, cụ thể chưa có quy định nội dung chi cho việc
lập kế hoạch, phương án và diễn tập phòng, chống
thiên tai cấp huyện, cấp tỉnh. Chưa có quy định
phần trăm số Quỹ thu được trích lại cho các huyện,
thành phố để chủ động ứng phó khi có thiên tai
xảy ra. Các nội dung được phép chi quỹ cần được
quy định rõ hơn.
Khâu tổng hợp hồ sơ quyết toán các khoản chi
từ các địa phương gửi về, do việc chi khắc phục hậu
quả thiên tai chi từ nhiều nguồn, không tách chứng
từ chi tiết riêng theo nguồn được, địa phương khi
chi xong chỉ báo cáo cho Quỹ quyết định đã cấp cho
các xã, nên hồ sơ quyết toán không chặt chẽ. Hơn
nữa, bộ phận nghiệp vụ giúp việc làm kiêm nhiệm,
con người ít, nên không thể xuống cơ sở kiểm tra
công tác chi thực tế tại địa phương. Do vậy, cần bổ
sung các quy định về trình tự, thủ tục quyết toán
Quỹ để phù hợp với Luật Ngân sách và các quy
định hiện hành có liên quan.
Về đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng
góp Quỹ, cần có quy định chi tiết về mức giảm, thời
gian tạm hoãn đối với các đơn vị, tổ chức thuộc diện
được miễn, giảm nộp Quỹ phòng, chống thiên tai.
Hiện chưa phân định rõ giữa các đơn vị hạch toán
độc lập và đơn vị hạch toán phụ thuộc, một số đơn vị
BẢNG 1. 5 TỈNH/THÀNH PHỐ CÓ SỐ THU QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI CAO NHẤT VÀ THẤP NHẤT
STT Tỉnh/thành phố Tổng số
(triệu đồng)
Năm
2015
2016
2017 5 tháng đầu năm 2018
I
5 tỉnh/thành phố có số thu Quỹ cao nhất
1 TP Hồ Chí Minh
325.013 117.626 117.985 89.402
2 Bình Dương
80.422
29.118 35.792 13.945
1.567
3 Thái Bình
60.846
5.587 10.251 21.567
23.441
4 Đồng Nai
54.200
25.200 29.000
5 Hưng Yên
51.814
10.774 9.934
26.389
4.717
II
5 tỉnh/thành phố có số thu Quỹ thấp nhất
1 Kon Tum
2.219
200
2.019
2 Gia Lai
5.210
5.010
200
3 Bắc Kạn
5.914
5.914
4 Bình Thuận
6.379
1.062
1.421
3.795
101
5 Đắk Nông
6.500
2.060
3.005
1.435
Nguồn: Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai