Page 118 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
117
Quỹ Phòng chống thiên tai có nguồn thu từ nguồn
đóng góp của tất cả các đơn vị kinh tế trong và ngoài
nước tại địa phương, công dân Việt Nam từ 18 tuổi
đến hết tuổi lao động và nguồn hợp pháp khác như
tài trợ, đóng góp tự nguyện. Các Quỹ phòng, chống
thiên tai được thành lập ở cấp tỉnh là một nguồn lực
bổ sung cho ngân sách nhà nước để cấp kinh phí cho
các hoạt động ứng phó và phục hồi sau thiên tai.
Theo số liệu của Cục Ứng phó và Khắc phục hậu
quả thiên tai (Tổng cục Phòng, chống thiên tai), tính
đến ngày 31/5/2018, có 58/63 tỉnh/thành phố ban
hành Quyết định thành lập cơ quan quản lý Quỹ.
Một số tỉnh mặc dù đã thành lập cơ quan quản lý
Quỹ nhưng chưa thu được quỹ như: Yên Bái, Hà
Nam, Ninh Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Tiền Giang, Bến
Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long An. Sau hơn 3 năm
triển khai thực hiện, tổng kinh phí 44 tỉnh/thành phố
đã thu được là 1.237,990 tỷ đồng. Trong 5 tháng đầu
năm 2018, số thu của Quỹ là 57.071 triệu đồng. Tổng
số thu Quỹ Phòng, chống thiên tai của các tỉnh/thành
phố tăng qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017.
Trong số các tỉnh/thành phố đã thành lập cơ quan
quản lý Quỹ và tiến hành thu quỹ, TP. Hồ Chí Minh
có số thu cao nhất (hơn 325 tỷ đồng). Một số tỉnh/
thành phố có số thu quỹ khá cao như: Bình Dương
(80,4 tỷ đồng), Thái Bình (60,8 tỷ đồng), Đồng Nai
(54,2 tỷ đồng)… Kon Tum là tỉnh đã thành lập cơ
quan quản lý quỹ nhưng có số thu thấp nhất, sau
hơn 3 năm mới thu được 2,2 tỷ đồng Quỹ phòng
chống thiên tai.
Về tình hình chi Quỹ, có 36/44 tỉnh/thành phố đã
tiến hành chi Quỹ với tổng kinh phí là 516,2 tỷ đồng
(trong đó giai đoạn từ năm 2015-2017 là 475 tỷ đồng,
5 tháng đầu năm 2018 là 41,2 tỷ đồng), chiếm khoảng
41,7% nguồn thu. TP. Hồ Chí Minh – thành phố có số
thu cao nhất, đồng thời cũng là thành phố có số chi
quỹ lớn nhất (135,6 tỷ đồng). Có 3 tỉnh là Bắc Kạn,
Hải Dương và Kon Tum chưa chi từ nguồn thu quỹ
phòng chống thiên tai. Đáng chú ý, Khánh Hòa mặc
dù có số thu quỹ khá cao (17,2 tỷ đồng), song số chi
từ quỹ trong hơn 3 năm lại rất thấp (77 triệu đồng),
tức là chỉ bằng 0,4% số thu quỹ.
Theo quy định tại Nghị định số 94/2014/NĐ-CP,
nội dung chi của Quỹ phòng, chống thiên tai gồm:
Một là,
chi hỗ trợ các hoạt động phòng, chống
thiên tai quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật Phòng,
chống thiên tai bao gồm: Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục
hậu quả thiên tai: Cứu trợ khẩn cấp về lương thực,
nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết
khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ
tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học, xử lý vệ sinh
môi trường vùng thiên tai, tu sửa nhà sơ tán phòng
tránh thiên tai hoặc tu sửa khẩn cấp công trình phòng
chống thiên tai có giá trị nhỏ hơn 1 tỷ đồng/1 công
trình; Hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai: Sơ tán
dân khỏi nơi nguy hiểm; chăm sóc y tế; thực phẩm,
nước uống cho người dân nơi sơ tán đến; hỗ trợ quan
trắc, thông tin, thông báo, cảnh báo, báo động thiên
tai tại cộng đồng; Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa:
Phổ biến tuyên truyền kiến thức pháp luật, lập kế
hoạch, phương án và diễn tập phòng, chống thiên
tai cấp xã;
Hai là,
hỗ trợ chi thù lao cho người trực tiếp đi
thu và các chi phí hành chính phát sinh liên quan
đến công tác thu Quỹ tại cấp xã nhưng không vượt
quá 5% số thu thực tế hằng năm trên địa bàn cấp xã.
Ngoài ra, Quỹ được điều chuyển để hỗ trợ các địa
phương khác bị thiệt hại do thiên tai vượt quá khả
năng khắc phục của địa phương.
Tuy nhiên, trên thực tế, nội dung chi Quỹ tại các
địa phương chủ yếu là hỗ trợ khắc phục thiệt hại và
một số hoạt động phòng ngừa thiên tai như tu sửa
khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai; hỗ trợ
người dân khắc phục hậu quả do thiên tai; xây dựng
kịch bản ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
Một số bất cập, vướng mắc
cần xem xét điều chỉnh
Mặc dù là quỹ lớn nhất cho mục đích phòng
chống, khắc phục hậu quả thiên tai, nhưng vấn đề
thu, chi và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai
thời gian qua vẫn còn một số bất cập, vướng mắc cần
được xem xét điều chỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt
động của Quỹ trong thời gian tới.
Về tổ chức bộ máy của Quỹ:
do Nghị định số 94/2014/
NĐ-CP không quy định loại hình tổ chức và cơ cấu
tổ chức bộ máy của Quỹ nên không thể vận dụng các
chính sách hiện hành để xây dựng tổ chức bộ máy
và quy chế hoạt động của Quỹ. Đồng thời, không có
HÌNH 1. SỐ THU QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
TỪ NĂM 2015 - 2017 (triệu đồng)
Nguồn: Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai