Page 12 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
11
sách cần theo sát diễn biến của các xung đột thương
mại, tiếp đó là xây dựng các kịch bản khác nhau
nếu chiến tranh thương mại xảy ra. Đồng thời, tăng
cường cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời đến tất cả
các đối tượng tham gia trong chuỗi giá trị hàng hóa.
Thứ hai,
đẩy mạnh thông tin, xúc tiến thương mại,
định hướng cho doanh nghiệp trong việc đa dạng
hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là với các
thị trường mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương
mại tự do như Liên minh châu Âu.
Thứ ba,
chuẩn bị tốt các thông tin liên quan đến
phòng vệ thương mại với Mỹ trong trường hợp
“chiến tranh thương mại” lan rộng. Ngoài ra, cũng
cần sớm nghiên cứu, áp dụng các biện pháp phòng
vệ để ngăn chặn các sản phẩm hàng hóa từ Trung
Quốc có thể sẽ tràn vào Việt Nam.
Thứ tư,
tăng cường kiểm soát, ngăn chặn hàng hóa
nhập khẩu ở các cửa khẩu, hải quan, sát sao phòng
chống buôn, nhập lậu hàng hóa.
Thứ năm,
việc hạ giá tiền đồng có thể giúp xuất
khẩu nhưng cũng sẽ làm tăng lạm phát và tăng chi
phí nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
Do vậy, cần cân nhắc, tính toán cụ thể, kỹ lưỡng và
lựa chọn thời điểm thích hợp trong điều chỉnh tỷ giá.
Thứ sáu,
Việt Nam cần tiếp tục cải thiện thủ tục
hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và tăng tốc
quá trình tái cấu trúc ngành Công Thương.
Thứ bảy,
tăng cường đầu tư cho nghiên cứu sâu
và đưa ra cảnh báo sớm về thị trường Trung Quốc
và Mỹ nhằm nắm bắt kịp thời những động thái
có thể xảy ra, cụ thể như: Áp dụng các rào cản kỹ
thuật nhằm hạn chế nhập khẩu hàng hóa, gây khó
khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu của
Việt Nam…
Về giải pháp tầm vi mô
Bên cạnh các cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam cũng
sẽ gặp thách thức không nhỏ, đáp ứng các tiêu chuẩn
khắt khe của cả 2 thị trường Mỹ và Trung Quốc. Do
vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tới những
vấn đề sau:
Thứ nhất,
theo dõi chặt chẽ tình hình, đặc biệt là
thông tin, thông báo về “các xung đột thương mại”
giữa Mỹ và các nước, nhất là với Trung Quốc; Cập
nhật đầy đủ danh mục hàng hoá bị áp thuế của cả Mỹ
và Trung Quốc cũng như diễn biến điều chỉnh tỷ giá
của cả đồng USD và NDT để có phản ứng kịp thời.
Thứ hai,
khẩn trương tìm hiểu thị trường cả Mỹ và
Trung Quốc, nhất là với các loại hàng hoá trong danh
mục mà Trung Quốc bị Mỹ áp thuế nhập khẩu, hay
danh mục hàng hóa mà Trung Quốc áp thuế trả đũa
Mỹ để tìm cơ hội đa dạng hoá, mở rộng và thúc đẩy
xuất khẩu vào hai thị trường này.
Thứ ba,
nghiên cứu sâu hơn danhmục một số hàng
hoá của Trung Quốc và Mỹ có thể tăng cường nhập
khẩu vào Việt Nam trong trường hợp xuất khẩu của
Trung Quốc sang Mỹ và ngược lại xuất khẩu của Mỹ
vào Trung Quốc bị hạn chế để có cách thức ứng phó
và kiểm soát.
Thứ tư,
đối với thị trường Trung Quốc, cần
chủ động liên kết với doanh nghiệp nước này để
ký hợp đồng xuất nhập khẩu dài hạn, xây dựng
kế hoạch xuất nhập khẩu ổn định; Phát triển hệ
thống phân phối trên thị trường Trung Quốc;
Thâm nhập kênh phân phối bán buôn thông qua
việc thiết lập công ty liên doanh với doanh nghiệp
Trung Quốc. Bên cạnh đó, nghiên cứu để thay đổi
sang phương thức xuất khẩu chính ngạch bằng
các hợp đồng thương mại, để ổn định và phát
triển xuất khẩu bền vững.
Thứ năm,
cần có sự chuẩn và đưa ra biện pháp ứng
phó bị kịp thời trước khả năng sử dụng các rào cản kỹ
thuật và thủ tục hành chính của Mỹ và Trung Quốc
nhằm hạn nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp…
Tài liệu tham khảo:
1. Gia Minh (16/07/2018) “Tác động 2 chiều của chiến tranh thương mại Mỹ -
Trung đến kinh tế Việt Nam”, Doanhnhansaigon.vn;
2. ThS. Nguyễn Thị Thu Trung - Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm toán
(16/07/2018), “Thách thức đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam từ cuộc chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung”, tapchitaichinh.vn;
3. Minh Sơn (12/7/2018), “Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung không chỉ ảnh
hưởng đến xuất khẩu”, Vnexpress.net;
4. Nguyễn Hoài (9/7/2018 ), “Lo hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam khi
Mỹ-Trung đối đầu thương mại”, Vnexpress.net;
5. Quỳnh Như (12/04/2018), “Đối sách của Việt Nam trước nguy cơ chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung”, theLeader.vn…
BẢNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ
- TRUNG TỚI KINH TẾ VIỆT NAM (%) *
(*) Dự báo cho trường hợp áp thuế 37 tỷ USD của Mỹ
Nguồn: Dự báo từ mô hình Nigem của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia