Page 11 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

10
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2018 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG VỚI VIỆT NAM
Trung Quốc có thể làm thay đổi cán cân thương mại
của nước thứ ba nếu các bên muốn tìm một đường
vòng để đi vào sân nhà của đối thủ. Việt Nam có thể
sẽ bị xếp chung vào một nhóm với Trung Quốc và
gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc cải thiện quy
mô và chất lượng xuất khẩu của mình.
Thứ năm
, khi bị Mỹ áp thuế, Trung Quốc có thể
có những chính sách phá giá, đẩy hàng hóa sang các
nước xung quanh, trong đó có Việt Nam, để giảm
phụ thuộc vào Mỹ và duy trì năng suất. Điều này có
thể sẽ khiến cho cán cân thương mại giữa Việt Nam
và Trung Quốc quay lại xu hướng gia tăng, sau khi
chúng ta đã đạt được mục tiêu dần tiến tới cân bằng
cán cân thương mại với nước này.
Thứ sáu,
tranh chấp có thể dấy lên giữa Việt Nam,
Mỹ và Trung Quốc về vấn đề truy xuất nguồn gốc
xuất xứ hàng hóa. Trên thực tế, các mặt hàng xuất
khẩu lớn của Việt Nam sang Mỹ như các sản phẩm
may mặc, da và giày dép, thiết bị điện tử và điện
quang, sản phẩm hóa chất và khoáng sản phi kim
loại, máy móc và thiết bị; gỗ, giấy, sản phẩm từ giấy,
in ấn và xuất bản… có thành phần xuất xứ từ Trung
Quốc được mượn danh sản xuất tại Việt Nam; Hay
Việt Nam nhập khẩu nho, đậu nành, yến mạch Mỹ
rồi xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng vì "chiến tranh
thương mại" giữa 2 cường quốc thì những hoạt động
này sẽ bị cả Trung Quốc và Mỹ giám sát chặt chẽ và
sử dụng hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nhập
khẩu "quá cảnh" Việt Nam.
Giải pháp giúp Việt Nam hạn chế những tác động
từ xung đột thương mại giữa Mỹ và các nước
Trước những diễn biến xung đột thương mại nêu
trên, việc tìm giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu
cực là vấn đề đang đặt ra với Việt Nam.
Các giải pháp tầm vĩ mô
Thứ nhất,
chính phủ và các nhà hoạch định chính
đầu vào phục vụ cho sản xuất và gia công hàng xuất
khẩu. Chính vì vậy, cuộc chiến thương mại Mỹ -
Trung sẽ tác động, làm cho giá nguyên liệu rẻ hơn
và đây là lợi thế để Việt Nam có thể giảm giá thành
sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng
hóa xuất khẩu.
Thứ năm,
Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với
Trung Quốc ở những ngành hàng như nông nghiệp,
thủy sản, thủ công mỹ nghệ… Cho nên, cuộc chiến
sẽ là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng mặt
hàng xuất khẩu vào thị trường vào Mỹ.
Tác động tiêu cực
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền
kinh tế thế giới và gắn chặt chẽ với hệ thống thương
mại toàn cầu có tính phụ thuộc lẫn nhau. Cuộc chiến
thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới
chắc chắn sẽ đem đến không ít tác động tiêu cực đối
với nước ta, cụ thể như:
Thứ nhất,
cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chắc
chắn sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
thế giới. Điều này sẽ kéo theo sự sụt giảm cầu về hàng
xuất khẩu của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu của Việt Nam năm 2019 được dự báo sẽ giảm
0,3% và mạnh hơn trong các năm 2021 - 2023. Tương
tự, tốc độ tăng nhập khẩu sẽ giảm khoảng 0,6%.
Thứ hai,
các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mắt
xích trong chuỗi giá trị sản phẩm của doanh nghiệp
thuộc Mỹ hoặc Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng trực
tiếp bởi sự tác động của cuộc chiến thương mại này.
Thứ ba,
rào cản về thuế quan từ cả 2 phía Mỹ và
Trung sẽ làm cho sản phẩm Việt Nam mất lợi thế,
giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường do giá bán
sản phẩm cao, không thể tiếp cận được đối tượng
tiêu thụ tại hai thị trường đối đầu trực tiếp cũng như
các thị trường mà sản phẩm đó đang hiện diện.
Thứ tư,
sự chệch hướng thương mại của Mỹ với
HÌNH 3: TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
TỚI TỶ GIÁ USD/VND (%)
Nguồn: Dự báo từ mô hình Nigem của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia
HÌNH 4: TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
TỚI TỶ GIÁ NDT/VND (%)
Nguồn: Dự báo từ mô hình Nigem của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia