Page 125 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

124
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
định chọnmua thực phẩm sạch, đồng nghĩa với 19,64%
quyết định không chọn mua thực phẩm sạch. Tuy
nhiên, dự đoán này chỉ có khả năng đúng là 62,5%.
Kết luận và khuyến nghị
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn mua thực phẩm sạch tại
TP. Hồ Chí Minh đó là: Nhân tố truyền thông, Nhân
tố đặc điểm thực phẩm sạch, Nhân tố xã hội, Nhân
tố nhận thức cá nhân.
Nghiên cứu cho thấy, quyết định chọn mua thực
phẩm sạch của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh
vẫn còn rất thấp vì sự hoài nghi về thực phẩm trên
thị trường cũng như sự hiểu biết về thực phẩm
sạch chưa sâu sắc, do đó Chính phủ và các doanh
nghiệp cũng như các hộ nuôi trồng cần có giải pháp
để truyền bá thông tin đến người tiêu dùng một
cách chân thực và đúng đắn giúp người tiêu dùng
có một cách nhìn đúng đắn về thực phẩm sạch và
quyết định chọn thực phẩm sạch thay vì tiêu dùng
các thực phẩm thông thường để nâng cao sức khỏe
và phát triển nền kinh tế Việt Nam. Nhằm cải thiện
thực phẩm sạch trên thị trường TP. Hồ Chí Minh,
cần chú trọng một số giải pháp sau:
Một là,
nâng cao nhận thức về thực phẩm sạch
cho người tiêu dùng. Theo đó, nguồn gốc của thực
phẩm sạch phải rõ ràng, các doanh nghiệp phải có
các chứng từ chứng minh nguồn gốc thực phẩm của
mình là cụ thể, minh bạch và đáng tin cậy. Thông tin
trên bao bì phải được ghi rõ ràng, đầy đủ về địa chỉ,
nhà sản xuất, thành phần, ngày sản xuất và hạn sử
dụng. Các doanh nghiệp nên tăng cường cung cấp
thông tin về thực phẩm sạch nhằm giúp người tiêu
dùng có một sự hiểu biết đúng đắn về thực phẩm
sạch và tạo dựng được niềm tin về thương hiệu
trong lòng người tiêu dùng.
Hai là,
Nhà nước nên cần có những chương trình
truyền thông để tuyên truyền về pháp luật, đưa
những văn bản, quy định về an toàn thực phẩm tới
gần hơn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và
người tiêu dùng, cụ thể
hóa những văn bản này
đến với nhiều đối tượng
khác nhau, ngành hàng
khác nhau, khu vực khác
nhau. Từ đó khơi dậy ý
thức trách nhiệm đạo đức
của người sản xuất và kinh
doanh, ý thức đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm
của người tiêu dung. Bên
cạnh đó, cần đưa ra những
biện pháp quản lý thị trường thực phẩm chặt chẽ
hơn. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, cần có
những hoạt động thường xuyên kiểm tra, giám sát
quy trình sản xuất để đảm bảo đúng tiêu chuẩn
sản xuất an toàn. Đối với các doanh nghiệp và hộ
kinh doanh thực phẩm, các cơ quan chức năng nên
thường xuyên kiểm tra chất lượng an toàn thực
phẩm kinh doanh và môi trường kinh doanh để
đảm bảo kiểm soát những thực phẩm không an toàn
trên thị trường. Ngoài ra, cần có những biện pháp
kiên quyết cấm nhập khẩu những thực phẩm bẩn…
Ba là,
mở rộng thị trường thực phẩm sạch. Theo đó,
Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ và khuyến khích
sản xuất kinh doanh thực phẩm sạch như mở rộng
các vùng trồng rau sạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm
sạch, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nuôi trồng, chọn
giống, vật tư vệ sinh phòng bệnh, chống dịch, xử lý
môi trường. Từ đó, việc sản xuất kinh doanh thực
phẩm sạch sẽ gặp nhiều thuận lợi, lượng sản phẩm
cung cấp trên thị trường sẽ dồi dào và phong phú hơn,
thúc đẩy việc tiêu dùng nhiều hơn. Các doanh nghiệp
cần phải đa dạng hóa thực phẩm, ổn định về giá cả để
có thể đáp ứng được nhu cầu trong việc mua sắm của
người tiêu dùng về sử dụng, cải thiện hệ thống phân
phối phân phối để có thể thuận tiện hơn trong việc lựa
chọn thực phẩm của người tiêu dùng.
Tài liệu tham khảo:
1. Hải Hoàng và Akira Nakayasu (2006), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến việc tiêu thụ rau an toàn ở TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam”, Tạp chí Khoa học
ứng dụng, 6: 1986-1992;
2. Lê Thùy Hương (2014), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý địnhmua thực
phẩm an toàn của cư dân đô thị- lấy ví dụ tại TP. Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ kinh tế;
3. Mai Thanh Thế (2016), “Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và ảnh
hưởng của chúng tới sức khỏe và tâm lý con người”, Trung tâm Hỗ trợ phát
triển Thanh niên nông thôn;
4. Nguyễn Văn Thuận và Võ Thành Danh (2011), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đếnhành vi tiêu dùng rau an toàn tại TP. Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học 17b 113-119;
5. Philip Kotler (2001), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội,
TP. Hồ Chí Minh.
BẢNG 5: KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY NHỊ PHÂN
B S.E.
Wald df
Sig.
Exp(B)
Step 1a
Nhận thức cá nhân (CN)
-.406 .160 6.413 1
.011 .666
Xã hội (XH)
-.430 .196 4.806 1
.028 .650
Nhận diện thực phẩm sạch (TP)
.210 .205 1.049 1
.306 1.234
Đặc điểm thực phẩm sạch (PP)
.419 .187 5.014 1
.025 1.520
Truyền thông (TT)
.425 .155 7.534 1
.006 1.530
Constant
-1.352 1.081 1.566 1
.211 .259
a. Variable(s) entered on step 1: CN, XH, TP, PP, TT.
Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả