Page 14 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
13
Thứ nhất,
chính sách bảo hộ của chính quyền
Tổng thống Trump.
Từ khi lên cầmquyền, Tổng thống Donald Trump
đã theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch với mục
tiêu “nước Mỹ trên hết” và “làm nước Mỹ vĩ đại trở
lại”. Chính sách bảo hộ mậu dịch này không chỉ dẫn
đến chiến tranh thương mại với Trung Quốc, mà
còn dẫn đến xung đột thương mại với những nước
được xem là đồng minh của Mỹ (như EU, Nhật
Bản, Hàn Quốc) hay láng giềng gần của Mỹ (như
Canada, Mexico).
Ngay sau khi nhậm chức, ông Trump đã rút
khỏi hoặc yêu cầu đàm phán lại một loạt hiệp định
thương mại tự do (FTA) mà Mỹ đã ký kết hoặc đang
thực thi.
Thứ hai,
thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với
Trung Quốc.
Thâm hụt thương mại của Mỹ được xem là
nguyên nhân trực tiếp gây căng thẳng thương mại
Mỹ - Trung. Năm 2017, Mỹ nhập khẩu 506 tỷ USD
hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi chỉ xuất khẩu
131 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc. Như vậy,
thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lên
đến 375 tỷ USD.
Đáng lưu ý là thâm hụt thương mại của Mỹ với
Trung Quốc liên tục tăng từ khi Trung Quốc gia
nhập WTO (từ 100 tỷ USD năm 2001 lên 375 tỷ USD
năm 2017). Chính quyền Mỹ đã nhiều lần yêu cầu
Trung Quốc giảm thặng dư thương mại với Mỹ.
Trung Quốc đáp trả rằng để giảm thâm hụt thương
mại, chính Mỹ cần tăng cường hoạt động xuất khẩu
của mình.
Thứ ba,
tham vọng của Trung Quốc trở thành
quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới.
Mặc dù thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung
Quốc được xem là nguyên nhân bên ngoài của cuộc
chiến tranh thương mại, song vấn đề cốt lõi của căng
thẳng giữa 2 nước chính là Mỹ lo ngại về tham vọng
của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng
đầu thế giới. Với mục tiêu trở thành nền kinh tế tiên
tiến trên thế giới, không phụ thuộc vào nhập khẩu
các công nghệ then chốt từ các đối thủ cạnh tranh
chính, Trung Quốc hiện đang đổ hàng tỷ USD vào
chương trình
"Sản xuất tại
Trung Quốc
2025 (Made in
China 2025)"
để tạo động
lực phát triển
các ngành
công nghệ
trọng yếu, trong đó có người máy, trí tuệ nhân
tạo, hàng không vũ trụ, ô tô chạy điện, công nghệ
Internet 5G.
Nghịch lý là tham vọng của Trung Quốc rất lớn
trong khi trình độ công nghệ lại còn nhiều hạn chế.
Để thực thi chiến lược "Sản xuất tại Trung Quốc
2025", các công ty Trung Quốc phải dựa vào các
công nghệ cốt lõi từ Mỹ.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc bằng những thỏa
thuận ngầm đang buộc các công ty Mỹ phải chuyển
giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc trong
liên doanh. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này. Tuy
nhiên, Mỹ còn cáo buộc Trung Quốc tìm mọi cách
lấy công nghệ của Mỹ thông qua các phương thức
như nhập khẩu công nghệ hay thậm chí ăn cắp công
nghệ. Một phương thức nữa được các công ty lớn
của Trung Quốc (ví dụ như ZTE, Huawei, China
Mobile) sử dụng để có công nghệ cao của Mỹ là
thông qua mua bán, sáp nhập với các công ty Mỹ.
Thứ tư,
tình trạng vi phạm bản quyền nghiêm
trọng ở Trung Quốc.
Mỹ nhiều lần cáo buộc về tình trạng xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng ở Trung Quốc,
đặc biệt là đối với bản quyền của các công ty Mỹ.
Chính quyền Mỹ cho rằng, các công ty Mỹ đã mất
nhiều tỷ USD mỗi năm do việc ăn cắp bí mật thương
mại của Trung Quốc. Điều này xuất phát từ khả
năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ rất yếu kém của hệ
thống pháp luật Trung Quốc. Mặc dù, Trung Quốc
hiện nay đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ, song phần lớn tiến bộ tập trung ở mảng bản
quyền tác giả và nhãn hiệu, trong khi tình trạng bắt
buộc chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực công
nghiệp then chốt vẫn tràn lan.
Thứ năm,
các biện pháp hạn chế đầu tư của
Trung Quốc.
Mỹ phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc
không trao cho các công ty nước ngoài quyền tiếp
cận thị trường nước này một cách tương xứng. Chính
phủ Trung Quốc đã đưa ra cam kết là sẽ nới lỏng
giới hạn chủ sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực
sản xuất ô tô, đóng tàu và máy bay càng sớm càng
tốt; đồng thời hứa thúc đẩy các biện pháp đã công bố
BẢNG 1: MỸ VÀ TRUNG QUỐC - HAI SIÊU CƯỜNG KINH TẾ THẾ GIỚI (SỐ LIỆU NĂM 2017)
Quy mô kinh tế
Xuất khẩu
Nhập khẩu
GDP danh
nghĩa (tỷ USD)
Xếp hạng
thế giới
GDP tính theo
PPP (tỷ USD)
Xếp hạng
thế giới
Tỷ USD Xếp hạng
thế giới
Tỷ USD Xếp hạng
thế giới
Mỹ
20.400
1
19.420
2
1.576
2
2.352
1
Trung Quốc
14.100
2
23.190
1
2.157
1
1.731
2
Nguồn: CIA Factbook (Sách dữ kiện thế giới, Cục Tình báo Trung ương Mỹ)