Page 15 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

14
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2018 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG VỚI VIỆT NAM
nhằm mở cửa lĩnh vực tài chính
của nước này. Tuy nhiên, Mỹ tỏ ra
hoài nghi cam kết trên, bởi Trung
Quốc đã từng đưa ra những hứa
hẹn tương tự khi gia nhập WTO
năm 2001, song không thực thi.
Nhờ đó, các công ty Trung Quốc
đã tận dụng thời gian dài hàng
chục năm được bảo hộ để tạo lập
vị thế thống lĩnh tại thị trường nội
địa, đồng thời có khả năng tiến ra
đầu tư ở nước ngoài.
Phương thức áp dụng
Chiến tranh thương mại Mỹ
- Trung mà là cuộc cạnh tranh
tổng lực giữa 2 siêu cường, nên mỗi bên sẽ áp dụng
không chỉ các biện pháp thương mại, mà cả những
biện pháp phi thương mại để tấn công nhau. Việc áp
dụng phương thức nào phụ thuộc vào lợi thế mỗi bên
nắm giữ cũng như điểm yếu của mỗi bên.
Phương thức Mỹ áp dụng
- Biện pháp thương mại:
Mỹ hiện nhập khẩu lớn
hàng hóa từ Trung Quốc (501 tỷ USD năm 2017). Do
đó, điều dễ hiểu là công cụ chủ yếu được Mỹ sử dụng
là đánh thuế cao lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Sau động thái đầu tiên áp thuế 25% lên hàng hóa
nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD, chính
quyền Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục áp thuế 25% lên hàng
hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 16 tỷ USD, sau
đó áp thuế 10% lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa nhập
khẩu từ Trung Quốc mỗi năm. Mỹ cảnh báo tổng
lượng hàng Trung Quốc bị áp thuế có thể lên đến hơn
500 tỷ USD, tức là lớn hơn cả kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa của Mỹ từ Trung Quốc năm 2017.
- Biện pháp phi thương mại:
Bên cạnh thuế nhập
khẩu được xem là phương thức chính, Mỹ cũng sẽ
sử dụng các biện pháp phi thương mại nhằm gây áp
lực đối với Trung Quốc. Một trong các biện pháp là
hạn chế đầu tư của Trung Quốc.
Chính quyền Mỹ đang lên kế hoạch nhằm hạn
chế đầu tư của Trung Quốc vào một số ngành công
nghiệp quan trọng của Mỹ. Thông qua Ủy ban Đầu tư
Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS - một cơ quan liên ngành
do Bộ Tài chính Mỹ chủ trì), Chính phủ Mỹ tìm cách
ngăn cản các công ty nước ngoài mua lại các công ty
Mỹ. Theo kế hoạch, các công ty có từ 25% vốn sở hữu
Trung Quốc trở lên sẽ bị cấm mua lại những công ty
Mỹ liên quan tới công nghệ như hàng không vũ trụ,
người máy, ô tô. Trọng tâm của kế hoạch này trước
hết nhằm vào chương trình “Sản xuất tại Trung Quốc
2025”, một chiến lược Trung Quốc đang theo đuổi
nhằm chi phối các ngành công nghiệp của tương lai.
Mỹ còn có kế hoạch siết chặt kiểm soát xuất khẩu,
nhằm ngăn chặn các công ty Mỹ chuyển công nghệ
tới Trung Quốc. Chính quyền Mỹ đang soạn thảo các
quy định xuất khẩu hướng tới ngăn chặn công nghệ
cao chuyển tới Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Mỹ áp
dụng các biện pháp hạn chế đầu tư có thể chặn đứng
khả năng tiếp cận một số nguồn vốn nước ngoài, đặc
biệt là đầu tư từ Trung Quốc vào Mỹ.
Phương thức Trung Quốc áp dụng
- Biện pháp thương mại:
Trung Quốc nhập khẩu từ
Mỹ (131 tỷ USD năm 2017) ít hơn nhiều so với Mỹ nhập
khẩu từ Trung Quốc (506 tỷ USD). Do đó, công cụ thuế
quan đánh vào hàng nhập khẩu từ Mỹ tuy vẫn được
Trung Quốc áp dụng, song tác dụng khá hạn chế. Hơn
nữa, Trung Quốc ngần ngại áp thuế nhập khẩu cao lên
các mặt hàng nhu yếu phẩm (một phần lớn trong đó
nhập khẩu từMỹ) do khôngmuốn người dân nước này
phải chi trả lớn hơn cho các mặt hàng này.
Ngày 6/7/2018, Trung Quốc đã áp thuế nhập
khẩu đối với 545 mặt hàng Mỹ, trên 90% trong số đó
là nông sản. Động thái này khiến Đảng Cộng hòa và
Tổng thống Donald Trump gặp rắc rối chính trị tại
các bang nông nghiệp Mỹ, những nơi đã giúp ông
Trump thắng cử năm 2016 và hiện đang đối mặt với
cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 (bầu lại một số
ghế thượng nghị sỹ, hạ nghị sỹ và thống đốc bang
ở Mỹ). Tuy nhiên, việc áp thuế nhập khẩu nông sản
cao cũng sẽ khiến Trung Quốc thiệt hại, do nó làm
giá thực phẩm tại thị trường Trung Quốc tăng.
- Biện pháp phi thương mại:
Bên cạnh biện pháp
thương mại, Trung Quốc sẽ áp dụng nhiều biện
pháp phi thương mại để đáp trả Mỹ như:
+ Chính sách tỷ giá: Chính phủ Mỹ thường xuyên
HÌNH 1: DIỄN BIẾN XUNG ĐỘT THƯƠNG MẠI MỸ- TRUNG
Nguồn: Viện Chiến lược và chính sách Tài chính