Page 28 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
27
khắc đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu
vi phạm để đảm bảo uy tín của Việt Nam trong
quan hệ quốc tế.
Đối với các hiệp hội
Một là,
cần tăng cường hợp tác giữa các doanh
nghiệp nhằm nâng cao năng lực kháng kiện; tăng
cường các quy định về sự phối hợp, bảo vệ lẫn
nhau giữa các doanh nghiệp, tránh tình trạng cạnh
tranh không lành mạnh có thể gây ra các vụ kiện
của nước ngoài.
Hai là,
thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia
kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành
công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia
kháng kiện.
Ba là,
tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu
thông tin về giá cả, định hướng phát triển thị trường,
những quy định pháp lý của nước sở tại về vấn đề
bảo hộ mậu dịch... để các doanh nghiệp kháng kiện
có hiệu quả, giảm bớt tổn thất do thiếu thông tin.
Đối với các doanh nghiệp
Một là,
đối với việc ứng phó với các biện pháp
phòng vệ thương mại từ các nước: Để đối phó
với nguy cơ bị áp dụng các biện pháp này, các
doanh nghiệp xuất khẩu cần: (i) Xây dựng chiến
lược đa dạng hóa sản phẩm và đa phương hóa
thị trường xuất khẩu để phân tán rủi ro, tránh
tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một
thị trường vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho
các nước khởi kiện bán phá giá. Theo đó, các
doanh nghiệp cần chú trọng các thị trường lớn
(Trung Quốc, Nhật Bản..), thị trường mới nổi
(Hàn Quốc, Úc..), thị trường mới (Trung Đông,
Nam Phi...).
Bên cạnh đó cần tăng cường khai thác thị
trường nội địa. (ii) Nâng cao nhận thức về nguy
cơ bị khiếu kiện tại các thị trường xuất khẩu và
cơ chế vận hành của từng loại tranh chấp, nhóm
thị trường và loại mặt hàng thường bị kiện. (iii)
Tính đến khả năng bị kiện khi xây dựng chiến
lược xuất khẩu để có kế hoạch chủ động phòng
ngừa và xử lý khi không phòng ngừa được.
(iv) Phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp có
cùng mặt hàng xuất khẩu để có chương trình,
kế hoạch đối phó chung đối với các vụ kiện; sử
dụng chuyên gia tư vấn và luật sư trong những
tình huống cần thiết; giữ liên hệ với các cơ quan
quản lý nhà nước về thương mại để các cơ quan
này bảo vệ quyền lợi tốt hơn cho doanh nghiệp,
kể cả việc đề nghị đàm phán các hiệp định có
cam kết không áp dụng, hoặc hạn chế áp dụng
các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa, bày tỏ
quan điểm đối với các nước áp dụng biện pháp
tự vệ đối với hàng hóa Việt Nam, yêu cầu bồi
thường quyền lợi thương mại khi nước khác áp
dụng biện pháp tự vệ.
Hai là,
đối với việc ứng phó với các biện pháp kỹ
thuật của nước nhập khẩu: Đa số các biện pháp kỹ
thuật ở các thị trường được áp dụng một cách ổn
định, thường xuyên và liên tục. Hàng hóa từ tất cả
các nguồn đều phải đáp ứng các điều kiện này. Vì
vậy, về nguyên tắc, không có biện pháp phòng tránh
hay đối phó mà chỉ có biện pháp duy nhất là tuân
thủ. Việc tuân thủ các biện pháp này đòi hỏi những
thay đổi quan trọng không chỉ với hàng hóa thành
phẩm xuất khẩu mà cả quá trình nuôi trồng, khai
thác nguồn nguyên liệu, quy trình chế biến, đóng
gói, vận chuyển sản phẩm. Thực tế cho thấy, hàng
rào kỹ thuật không đơn giản chỉ liên quan đến các
tiêu chuẩn kỹ thuật, mà còn bao gồm nhiều vấn đề
khác như môi trường sinh thái, trách nhiệm xã hội,
xuất xứ hàng hoá... Chính vì vậy, đối với hàng hóa
xuất khẩu, cần phải quan tâm từ khâu nguyên liệu
đến lúc tạo ra thành phẩm hoàn hảo, đủ tiêu chuẩn
bán ra nước ngoài.
Các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh
tranh thông qua các tiêu chí về kỹ thuật như áp
dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000; áp
dụng bộ ISO 14000 bao gồm những vấn đề lớn về
môi trường như quản lý, đánh giá môi trường, đánh
giá chu trình sản phẩm và các hoạt động khác; áp
dụng tiêu chuẩn HACCP đối với nhóm hàng thực
phẩm đặc biệt là hàng thủy sản nhập khẩu; áp dụng
tiêu chuẩn SA 8000 với các yêu cầu về quản trị trách
nhiệm xã hội do Tổ chức Trách nhiệm xã hội quốc
tế ban hành.
Tài liệu tham khảo:
1. Võ Đại Lược (2017), “Những điều chỉnh lớn trong chính sách kinh tế của các
cường quốc những năm gần đây”, Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới, Số 8
(256), Tháng 8/2017.;
2. Nguyễn Thành Long (2017), “Ảnh hưởng của một số hiện tượng bảo
hộ thương mại nổi bật trong thời gian gần đây và khuyến nghị chính
sách đối với Việt Nam”, Kỷ yếu Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt
Nam 2017.;
3. Bản tin kinh tế số 9 ngày 15/6/2018, Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao.;
4. Simon J. Evenett and Johannes Fritz (2015), The 18th Global Trade Alert
Report, The Tide Turns? Trade, Protectionism, and Slowing Global Growth.;
5. WTO 4 July 2018, Repoert on G20 Trade measures (mid-October 2017 to
mid-May 2018);
6. Credit Suisse (2017), Santitarn Sathirathai và Michael Wan, US Border
Adjustment Tax - How It Could Disrupt Asia.;
7. BMI research (11/2016), Trump Presidency: Implications For South East Asia.