Page 27 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

26
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2018 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG VỚI VIỆT NAM
sợi, da giày, các sản phẩm cao su... Đối với chống
trợ cấp, Mỹ tiếp tục là nước điều tra nhiều nhất với
Việt Nam (05 vụ), tiếp đó là Canada, Úc (2 vụ) và
EU (1 vụ).
Các vụ kiện phòng vệ thương mại và các rào cản
bảo hộ đã gây ra những tác động tiêu cực đáng kể
cho doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và nền kinh
tế Việt Nam nói chung ở một số khía cạnh: (i) Giảm
năng lực và lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất
khẩu; (ii) Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đầu
tư đáng kể nguồn nhân lực, thời gian và kinh phí
cho việc tham gia giải quyết toàn bộ vụ việc điều tra
chống bán phá giá và chống trợ cấp; (iii) Khi bị khởi
kiện, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải thay đổi
chiến lược kinh doanh, đầu tư sản xuất… để đáp
ứng với những thay đổi của thị trường xuất khẩu.
Trong bối cảnh đó, việc chuyển sang các thị trường
khác cũng sẽ gặp khó khăn hơn; (iv) Sản phẩm xuất
khẩu của Việt Nam có khả năng bị kiện ồ ạt theo
hiệu ứng dây chuyền; (v) Một số biện pháp phòng
vệ thương mại kéo dài hàng chục năm, kéo theo chi
phí theo đuổi vụ việc tốn kém.
Một số khuyến nghị với Việt Nam
Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, đã đạt
được những thành tựu quan trọng về phát triển
kinh tế trong quá trình mở cửa và hội nhập với
kinh tế thế giới nhờ đẩy mạnh xuất khẩu và thu
hút đầu tư nước ngoài, tích cực tham gia mạng
lưới các hiệp định thương mại tự do đa tầng nấc.
Trong bối cảnh bảo hộ thương mại có xu hướng
gia tăng trong thời gian tới, Việt Nam cần chuẩn
bị, nâng cao năng lực trong nước để ứng phó hiệu
quả với những tác động tiêu cực từ các diễn biến
của thương mại quốc tế. Theo đó, một số vấn đề
đáng lưu ý gồm:
Đối với Nhà nước
Một là,
cần tăng cường tính chủ động đối với công
tác phòng chống các vụ kiện phòng vệ thương mại:
Chính phủ cần tích cực triển khai đàm phán song
phương, đa phương để nhiều nước thừa nhận Việt
Nam có nền kinh tế thị trường và không áp dụng
biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam.
Trên cơ sở rà soát tình hình sản xuất, xuất khẩu
từng ngành hàng của Việt Nam và cơ chế chống
bán phá giá của từng quốc gia, cơ quan chức năng
cần lập danh mục các các ngành hàng và các mặt
hàng Việt Nam có khả năng bị kiện để có sự phòng
ngừa tránh cần thiết. Bên cạnh đó, các cơ quan hữu
quan của Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với các
hiệp hội trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp
lớn, nhằm kiểm soát kim ngạch xuất khẩu trong
thời gian cơ chế giám sát còn hiệu lực. Kinh nghiệm
của Trung Quốc cho thấy, ngay sau khi hạn ngạch
được dỡ bỏ, hàng dệt may Trung Quốc vào Mỹ, EU
đều có xu hướng tăng mạnh, do đó các thị trường
này ngay lập tức tìm cách áp dụng hạn ngạch và áp
thuế chống bán phá giá đối với hàng dệt may Trung
Quốc. Ngoài ra, cần xây dựng cơ sở dữ liệu thông
tin về thị trường xuất khẩu, luật thương mại quốc
tế, luật pháp liên quan đến bảo hộ mậu dịch của
nước ngoài... và phổ biến, hướng dẫn cho các doanh
nghiệp các thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ
hở dẫn đến các vụ kiện.
Hai là,
tăng cường đàm phán cấp Chính phủ
trong giải quyết những tranh chấp thương mại: Việt
Nam cần có cách tiếp cận mềm dẻo, linh hoạt thông
qua các kênh ngoại giao, tiếp xúc trực tiếp nhằm
chứng minh cho các đối tác và thế giới hiểu rõ năng
lực sản xuất của Việt Nam, chứng minh về giá thành
cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo đầy đủ yếu tố thị
trường, không phá giá, không gian lận thương mại;
Không nên đưa ra các biện pháp trả đũa bằng cách
đánh thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu công
nghệ cao từ các quốc gia phát triển bởi các biện
pháp này sẽ gây thiệt hại trực tiếp cho nền kinh tế
Việt Nam, làm tăng chi phí nhập khẩu cho nhà sản
xuất và người tiêu dùng Việt Nam.
Ba là,
tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp kháng
kiện trong khuôn khổ Tổ chức thương mại Thế giới
(WTO) để bảo vệ lợi ích quốc gia theo luật pháp
quốc tế. Cơ quan chức năng xem xét thành lập quỹ
trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính
cho các doanh nghiệp kháng kiện; Cung cấp cho các
doanh nghiệp thông tin cần thiết về thủ tục kháng
kiện, giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả
năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện...
Bốn là,
tăng cường kiểm soát chất lượng, xuất
xứ, chống gian lận thương mại và có chế tài nghiêm
BẢNG 2. CƠ CẤU ĐỐI TÁC NHẬP KHẨU VIỆT NAM (%)
2014 2015 2016 2017
ASEAN
16
14
14 13,3
EU
6
6
6
5,7
Hàn Quốc
15
17
18 22,2
Nhật Bản
9
9
9
7,8
Trung Quốc
30
30
29 27,7
Mỹ
4
5
5
4,3
Phần còn lại của thế giới
21
19
20 19
Tổng
100 100 100 100
Nguồn: Tổng hợp số liệu Tổng cục Hải quan