Page 36 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

35
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
này, các khoản nợ chính phủ có xu hướng được kiểm
soát ở dưới 50% GDP, thâm hụt ngân sách dưới 5%
GDP (trừ năm 2009 với mức 6,9% GDP do ảnh hưởng
cuộc khủng hoảng tài chính 2008, chính phủ sử dụng
các gói kích cầu để kích thích tăng trưởng kinh tế,
đảm bảo an sinh xã hội). Trong giai đoạn này, đầu
tư công trung bình mức dưới 20% GDP. Đầu tư công
phần lớn vẫn là đầu tư từ ngân sách, đã góp phần lớn
vào tăng trưởng kinh tế và định hướng đối với những
lĩnh vực ưu tiên. Các chỉ số về an toàn nợ mặc dù vẫn
trong giới hạn nhưng cũng đã tiệm cận đến mức cao,
trong bối cảnh chi tiêu công gia tăng (gồm chi đầu tư
và chi tiêu thường xuyên), nguồn thu sụt giảm khiến
cho thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) cũng có
xu hướng gia tăng, cùng với việc duy trì mức đầu tư
công cao khiến cho ngân sách càng thâm hụt trầm
trọng. Hệ quả tất yếu đẩy nợ công tiếp tục gia tăng,
nguy cơ mất an toàn nợ công những năm tiếp theo.
Sau năm 2010, Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13
và Luật quản lý nợ công số 20/2017/QH14 được ban
hành (Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 có
hiệu lực từ 1/7/2018 thay thế Luật Quản lý nợ công
số 29/2009/QH12), đã xác định rõ ràng phạm vi đầu
tư công cũng như nợ công. Theo đó, đầu tư công
là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương
trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư vào
các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội thực hiện theo hình thức đối tác công tư. Nợ
công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ
bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Trong báo
cáo kết quả đánh giá tại hội thảo tổng kết Quản lý nợ
đã chỉ rõ nguy cơ mất an toàn nợ công hiện nay luôn
Ảnh hưởng của đầu tư công
đến nợ công giai đoạn 2000-2017
Trước năm 2010, khi Luật Quản lý nợ công chưa
ban hành, nợ công được hiểu là nợ chính phủ. Lúc
ĐÁNHGIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦUTƯ CÔNG
ĐẾNANTOÀNNỢ CÔNGTẠI VIỆT NAM
PGS.,TS. LÊ THỊ DIỆU HUYỀN, ThS. NGUYỄN THỊ CẨM GIANG
- Học viện Ngân hàng *
Xuất phát từ mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công, thông qua mức độ bền vững của ngân
sách, tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của đầu tư công đến an toàn nợ công tại Việt Nam giai đoạn từ
năm 2000 đến nay. Với đặc trưng nguồn đầu tư công tại Việt Nam chủ yếu từ ngân sách nhà nước,
đầu tư công gia tăng sẽ khiến mức độ thâm hụt ngân sách gia tăng và kết quả nợ công tăng nhanh
cả quy mô và tốc độ. Bên cạnh đó, đầu tư công không hiệu quả, không có nguồn để trả nợ, gánh
nặng nợ sẽ tạo sức ép lớn lên ngân sách nhà nước, nguy cơ mất an toàn nợ công xảy ra và ảnh
hưởng đến bền vững ngân sách. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công, giảm ảnh hưởng của đầu tư công đến an toàn nợ công.
Từ khóa: Đầu tư công, nợ công, an toàn nợ công, bền vững ngân sách
EVALUATING THE IMPACTS OF PUBLIC INVESTMENT
ON PUBLIC DEBT IN VIETNAM
Analysing the relationship between public
investment and public debt, at the same time
evaluating budget sustainability, the author
focuses on the research of the impact of public
investment on public debt security in Vietnam in
the period since 2000 till now. State budget is the
main source for public investment in Vietnam,
investment increase will lead to budget deficit and
accelerate public debt growth in both scale and
pace. In addition, ineffective public investment,
lack of sources for debt repayment, debt burdens
will put significant pressure on the state budget,
risking public debt stability and impact budget
sustainability.Based on the research results,
the author proposes solutions to improve the
efficiency of public investment, reduce the impact
of public investment on public debt safety.
Key words: Public investment, public debt, public debt
security, budget sustainability
Ngày nhận bài: 17/7/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 31/7/2018
Ngày duyệt đăng: 6/8/2018
*Email:
giangntc@hvnh.edu.vn