Page 45 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

44
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
yếu sử dụng nguồn vốn do nhà đầu tư huy động
nhưng vẫn phải thực hiện tất cả các trình tự, thủ tục
chặt chẽ như các dự án sử dụng hoàn toàn bằng vốn
đầu tư công, dẫn đến khó khăn cho công tác thu hút
vốn đầu tư tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng.
Thứ tư
, nhiều định mức chi chưa được quy định
hoặc lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế, gây
khó khăn cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
Thứ năm,
trình độ quản lý tài chính của một số
cơ sở y tế còn chưa đáp ứng yêu cầu. Chế độ kế
toán, hoạch toán hành chính sự nghiệp hiện nay
chưa phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính, nhất là
việc xác định chênh lệch thu chi của đơn vị.
Thứ sáu,
viện phí một số bệnh viện công lập còn
chưa tương xứng với chất lượng dịch vụ gây bức
xúc trong nhân dân. Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật
cao chưa tương xứng với năng lực, trình độ chuyên
môn, còn có tình trạng lạm dụng các dịch vụ, kỹ
thuật từ các trang thiết bị xã hội hoá.
Thứ bảy,
thiếu cơ chế để khuyến khích các bệnh
viện chuyển sang hoạt động theo loại hình tự bảo
đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, dành
ngân sách cho các đơn vị có khó khăn hơn.
Giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai
cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công lập
Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
cho các đơn vị sự nghiệp công lập là tất yếu
khách quan, phù hợp với xu hướng cải cách tài
chính công của Chính phủ, phù hợp với cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên,
việc triển khai trong ngành Y tế cũng phải hết sức
thận trọng, nhất là đối với các bệnh viện vì nguồn
thu liên quan trực tiếp đến người bệnh. Các bệnh
viện không chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ mà
còn làm nhiệm vụ chính trị để đảm bảo an sinh xã
hội. Do vậy, thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, phổ biến những điểm mới
của chính sách mới, tăng cường công tác tập huấn
để các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp và cán
bộ, viên chức các đơn vị sự nghiệp, quán triệt,
thông suốt và hiệu quả, tạo sự thống nhất trong
chỉ đạo thực hiện.
Bên cạnh đó, cần ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật, quy định cơ chế hoạt động, cơ
chế tài chính và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
của các cơ sở khám chữa bệnh công lập; Thay đổi
cơ chế cấp ngân sách chi hoạt động thường xuyên
(cho các đơn vị tự bảo đảm một phần và đơn vị
do ngân sách bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động
thường xuyên)… Đặc biệt, nghiên cứu xây dựng
mẫu và hướng dẫn việc xây dựng đề án, quy chế
chi tiêu nội bộ, việc thẩm định đề án và trình các
cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quy định cụ thể về
cấp thẩm quyền được phép giao quyền tự chủ cho
các đơn vị, bệnh viện công lập.
Cần nghiên cứu ban hành các quy trình chuyên
môn, quy định về duy tu, bảo dưỡng tài sản; Thành
lập các tổ chức để kiểm soát chất lượng dịch vụ;
Nghiên cứu áp dụng các giải pháp quản lý nhằm
tránh nguy cơ lãng phí nguồn lực trong mua sắm
và sử dụng trang thiết bị y tế công nghệ cao; Tăng
cường đào tạo kiến thức quản lý, nhất là kiến thức
quản lý vận hành bệnh viện, quản lý kinh tế cho
lãnh đạo các đơn vị.
Cơ quan chủ quản cũng cần tăng cường công tác
hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát; Xây dựng
và ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật ngành;
Hướng dẫn việc xây dựng và ban hành định mức
sử dụng thuốc, vật tư, hóa chất, dụng cụ y tế…
ở các cơ sở để làm cơ sở kiểm soát chi cũng như
đánh giá việc tiết kiệm chi tiêu. Đặc biệt, gắn trách
nhiệm cho Thủ trưởng đơn vị với việc trao quyền
tự chủ tài chính để quản lý chặt chẽ, có hiệu quả
các nguồn tài chính, nguồn lực của đơn vị. Đồng
thời, có các biện pháp để yêu cầu các đơn vị tập
trung các nguồn tài chính cho các hoạt động trọng
tâm; Nghiên cứu các chính sách đãi ngộ thỏa đáng
đối với cán bộ nhân viên y tế...
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
2. Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ về cơ chế, chính
sách phát triển y tế;
3. Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt
động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập;
4. Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức
đối tác công tư.
HÌNH 3: SO SÁNHTÌNH HÌNH CHI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỆNHVIỆN
CÔNG LẬP THEO GIAI ĐOẠNTỰ CHỦTÀI CHÍNH (TRIỆU ĐỒNG)
Nguồn: Tác giả tổng hợp