Page 44 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
43
lớn phân bổ cho cán bộ công nhân viên, tạo cơ
chế khuyến khích đội ngũ y bác sĩ và nâng cao
chất lượng dịch vụ bệnh viện…
Thứ năm,
cơ chế tự chủ tài chính cho phép các
BVCL được quyền quyết định trong mua sắm và sử
dụng tài sản vật tư. Bộ Y tế đã giao quyền tự chủ cho
các bệnh viện trong việc quyết định danh mục mua
sắm, sửa chữa tài sản cố định từ kinh phí chi thường
xuyên giao tự chủ và các quỹ; quyết định danh mục
và số lượng thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ hoạt
động chuyên môn. Trong đấu thầu, Bộ Y tế chỉ phê
duyệt kế hoạch đấu thầu, còn giao quyền cho thủ
trưởng đơn vị phê duyệt hồ sơ mời thầu, tổ chuyên
gia đấu thầu, tổ thẩm định, tổ chức đấu thầu, phê
duyệt kết quả đấu thầu và ký hợp đồng, thực hiện
hợp đồng mua sắm. Việc giao quyền tự chủ, phân
cấp trong mua sắm, đấu thầu đã tạo điều kiện thuận
lợi cho các đơn vị mua được các tài sản, vật tư phù
hợp với yêu cầu chuyên môn của đơn vị; Gắn trách
nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc quản lý, sử
dụng có hiệu quả các nguồn tài chính của đơn vị.
Một số tồn tại, hạn chế
Chính sách về tự chủ tài chính đã mang lại nhiều
kết quả tích cực trong công tác quản lý và vận hành
tại các BVCL, tuy nhiên thực tế triển khai vẫn còn
tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất,
định mức phân bổ ngân sách chi
thường xuyên giao tự chủ còn thấp, chưa tính đến
hoạt động đặc thù về mô hình bệnh tật và đặc điểm
địa bàn.
Thứ hai,
chính sách viện phí, giá dịch vụ khám
chữa bệnh còn chậm đổi mới, chưa thực hiện tính
đúng và thu đủ chi phí nên mức thu thấp, dẫn đến
bao cấp tràn lan, không công bằng. Cơ chế tính giá
viện phí cứng nhắc đã làm cho một số bệnh viện
nhỏ, đặc biệt các bệnh viện ở địa phương không
đảm bảo được cân đối thu, chi hoạt động thường
xuyên, thiếu kinh phí để duy tu, bảo dưỡng tài sản,
mua sắm các trang thiết bị thay thế…
Thứ ba,
cơ chế huy động nguồn lực từ hoạt động
xã hội hóa, liên doanh, liên kết còn nhiều khó khăn
và vướng mắc. Cụ thể như:
- Về đất đai cho xã hội hóa bệnh viện: Nhiều địa
phương chưa quy hoạch phát triển bệnh viện theo
hình thức xã hội hóa và chưa bố trí được đất sạch,
nên công tác xã hội hóa đầu tư cho y tế còn gặp
nhiều khó khăn, nhất là về vấn đề đất đai.
- Về vay vốn: Mặc dù, đã có chính sách ưu đãi
về lãi suất nhưng so với đầu tư cho y tế thì lãi suất
cho vay vẫn còn cao (2 năm đầu khoảng 6-7%/
năm, từ năm thứ 3 trở đi bằng lãi suất tiết kiệm
12 tháng + tối đa 2%), trách nhiệm trả nợ lớn nên
nhiều bệnh viện chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư,
phần lớn đang đề nghị tiếp tục được liên doanh,
liên kết về trang thiết bị; xã hội hóa về đầu tư, xây
dựng cơ sở hạ tầng.
- Về liên doanh, liên kết đặt máy: Nhiều đơn
vị còn chưa thực hiện đúng các quy định dẫn đến
việc liên doanh và liên kết đặt máy còn chưa công
khai và minh bạch; Còn nhiều bất cập trong việc
xác định giá trị thiết bị đưa vào liên doanh, liên kết,
dẫn đến tình trạng có cơ chế 2 giá dịch vụ trong 1
đơn vị; lạm dụng các dịch vụ, kỹ thuật từ các trang
thiết bị xã hội hoá.
- Quy trình lựa chọn nhà đầu tư: Mặc dù Nghị
định số 59/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể đối với
trường hợp có từ 02 nhà đầu tư trở lên cùng đăng
ký lựa chọn một địa điểm để thực hiện Dự án đầu
tư trong lĩnh vực xã hội hóa thì lựa chọn nhà đầu
tư đáp ứng tiêu chí cao nhất về quy mô, chất lượng,
hiệu quả. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể
về quy trình, thủ tục lựa chọn nên các BVCL còn
lúng túng trong triển khai thực hiện.
- Về chính sách thuế: Chưa có hướng dẫn rõ
ràng về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho
cơ sở xã hội hóa mới thành lập, nên còn khá vướng
mắc trong thực hiện.
- Về liên doanh, liên kết đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng: Mặc dù, Chính phủ đã có Nghị quyết số
93/NQ-CP ngày 15/12/2014 về cơ chế, chính sách
phát triển y tế, trong đó cho phép các đơn vị được
liên doanh, liên kết với nhà đầu tư để xây dựng,
thành lập mới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt
động theo mô hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn
chưa có văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện.
Bộ Y tế hiện nay đã tiếp thu và đưa một số nội
dung vào dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số
85/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
- Đầu tư theo hình thức đối tác công tư: Mặc dù,
Chính phủ đã có Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Nghị
định số 30/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn
nhưng các đơn vị công lập vẫn gặp nhiều hạn chế
khi triển khai thực hiện. Dự án hợp tác công tư chủ
Theo số liệu của Bộ Y tế (2017), đến năm 2016,
các đơn vị thuộc Bộ Y tế triển khai khoảng 190
đề án liên doanh, liên kết với tổng số vốn huy
động là 2.022,7 tỷ đồng, trong đó các nhà đầu
tư là 1.839,2 tỷ đồng (90,93%); vốn huy động
của cánbộ, viên chức là253,4 tỷđồng (12,53%);
vốn từ nguồn quỹ phát triển sự nghiệp 49,5 tỷ
đồng (2,45%).