Page 5 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

4
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2018 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG VỚI VIỆT NAM
Từ những lập luận trên có thể thấy, diễn biến
hiện nay trong thương mại giữa Mỹ và các đối tác
lớn mới dừng lại ở giai đoạn “ăn miếng trả miếng”
sau khi các cuộc đàm phán chưa đạt được kết quả.
Do vậy, nên hiểu đó là các cuộc xung đột thương
mại, chưa phải là chiến tranh thương mại.
Xung đột thương mại Mỹ - EU
Các số liệu thống kê cho thấy, trao đổi thương
mại Mỹ - EU mỗi năm là khoảng 700 tỷ USD, trong
đó, Mỹ luôn thâm hụt khoảng 150 tỷ USD/năm.
Riêng mặt hàng ô tô, EU áp dụng mức thuế 10%
đối với ô tô nhập khẩu từ Mỹ vào EU trong khi
mức thuế đối xứng của Mỹ chỉ áp mức 2,5%. Với sự
chênh lệch quá lớn về mức thuế suất giữa 2 nước,
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng mức thuế
suất này là không công bằng.
Để hóa giải những bất đồng trên, 2 bên đã có một
số cuộc đàm phán nhưng vẫn chưa tìm được “tiếng
nói chung”. Hệ quả là Tổng thống Mỹ đã quyết định
đánh thuế 25% và 10% lần lượt lên các mặt hàng
thép và nhôm của EU nhập khẩu vào Mỹ. Cùng với
đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn đe dọa sẽ
đánh thuế 20% đối với ô tô của EU xuất khẩu sang
Mỹ. Đáp trả lại những động thái này của Mỹ, ngày
20/6/2018, EU tuyên bố đánh thuế 25% đối với các
mặt hàng xuất khẩu của Mỹ sang EU như: xe mô
tô (Harley - Davidson), các sản phẩm quần áo Jean
thương hiệu Levi Strauss & Co. Jean, rượu whiskey
Bouborn và một số mặt hàng khác…
Nếu các cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ - EU
tiếp tục leo thang thì chắc chắn tốc độ tăng trưởng kinh
tế của EU sẽ bị ảnh hưởng. Dự báo tăng trưởng GDP
năm 2018 của EU sẽ đạt khoảng 2,1%, so với mức 2,3%
dự báo trước đó (sau khi đạt 2,4% trong năm 2017).
C
hiến tranh thương mại là các nước dựng lên
hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm
ngăn chặn hàng nhập khẩu từ bên ngoài xâm
nhập vào nội địa để bảo hộ cho sản xuất trong nước.
Như vậy, theo định nghĩa trên, diễn biến hiện nay
trong thương mại giữa Mỹ và các đối tác (Trung
Quốc, EU, Canada và Mexico) vẫn chưa phải là chiến
tranh thương mại thực sự, do các yếu tố: (i) Việc nâng
mức thuế đánh vào một số mặt hàng nhập khẩu của
các đối tác hiện nay là có mục tiêu quốc gia cụ thể;
(ii) Hàng rào thuế quan được các nước dương lên để
bảo hộ sản xuất trong nước; (iii) Các bên mong muốn
đàm phán để tìm "tiếng nói chung".
TÁC ĐỘNG CỦA XUNGĐỘT THƯƠNGMẠI MỸ
VỚI TRUNGQUỐC, EU, CANADAVÀMEXICO
BÙI NGỌC SƠN
- Viện Kinh tế và Chính trị thế giới*
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế thép và nhômnhập khẩu vào Mỹ cũng như các
mức thuế đánh vào các mặt hàng nhập khẩu từ những đối tác thương mại lớn của nước này như:
Liênminh châu Âu (EU), Trung Quốc, Mexico và Canada, đã gây ra lo ngại về một cuộc chiến tranh
thương mại sắp diễn ra. Bài viết phân tích các tác động của các cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ
với các đối tác lớn như: Trung Quốc, EU, Canada và Mexico đến kinh tế toàn cầu.
Từ khóa: Chiến tranh thương mại, đánh thuế, nhập khẩu, thương mại
IMPACT OF COMMERCIAL CONFLICT BETWEEN CHINA, EU,
CANADA AND MEXICO
After the event that the US president Donald
Trump imposed tariffs on imported steel and
aluminum and different levels of taxes on
the other imported goods into the US from
its large commercial counterparts such as:
EU, China, Mexico and Canada. This event
creates serious concern about a foreseen
trade war. The article analyzes the impacts
of commercial conflicts between the US and
other large counterparts such as China, EU,
Canada and Mexico on the world economy.
Keywords: Tradel war, imposing taxes, import, trade
Ngày nhận bài: 18/7/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 2/8/2018
Ngày duyệt đăng: 6/8/2018
*Email:
bnsoniwep@yahoo.com