Page 52 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
51
điểm trên cơ sở thu thập, xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu về hồ sơ DN, sản phẩm, định mức kỹ thuật
theo từng ngành hàng. Cơ quan Hải quan cần xây
dựng được bộ tiêu chuẩn định mức nguyên liệu, vật
tư của sản phẩm gia công, cần có sự phối hợp, thống
nhất của nhiều bộ, ngành như: Công thương, Khoa
học và Công nghệ, Tài chính và các cơ quan chuyên
môn như các viện, các hiệp hội DN.
Ba là,
đẩy mạnh phương thức quản lý tuân thủ
theo hướng khuyến khích, tạo thuận lợi tối đa đối
với DN chấp hành tốt pháp luật hải quan, tập trung
giám sát, kiểm tra, thanh tra có trọng điểm đối với
các DN có mức độ rủi ro cao; Thường xuyên tổ chức
công tác tuyên truyền về những thay đổi của chính
sách pháp luật đối với cộng đồng DN và có sự phối
hợp chặt chẽ với các hiệp hội DN, để hạn chế những
ảnh hưởng không tốt từ các Hiệp hội.
Những thay đổi của phương thức quản lý đối với
hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu cần được
tuyên truyền giải thích về những điểm mới, để sớm
phát hiện những bất cập để vừa tuyên truyền kịp
thời tới cộng đồng DN, vừa đề xuất ngay những
biện pháp giải quyết một cách sớm nhất.
Để phát huy tính tự giác, chấp hành pháp luật
của các DN thông qua công tác khen thưởng và
đánh giá hàng năm, góp phần nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật của các DN, cơ quan Hải quan cần
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong khối tài
chính và UBND tỉnh trong việc tổ chức đánh giá
hàng năm về quá trình hoạt động của các DN trên
địa bàn. Trên cơ sở đó, kịp thời động viên các DN
có kết quả sản xuất kinh doanh tốt và chấp hành
nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động
gia công, sảm xuất xuất khẩu.
Đối với các DN có quá trình chấp hành pháp luật
tốt và là tấm gương tiêu biểu của cộng đồng DN
trên địa bàn, cơ quan hải quan cần đề xuất với các
cơ quan có thẩm quyền khen thưởng và biểu dương
rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Sự quan tâm của cơ quan hải quan cũng là một cách
giúp DN quảng bá thương hiệu và uy tín của mình
trên thị trường trong nước và quốc tế.
Bốn là,
tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin vào công tác quản lý, theo dõi và giám sát của
cơ quan hải quan đối với việc sử dụng nguyên liệu,
vật tư, máy móc thiết bị của DN. Công tác quản lý
phải tôn trọng hoạt động thương mại và quản trị
sản xuất, đánh giá tuân thủ theo bản chất, xử lý vi
phạm khi có hành vi và dấu hiệu vi phạm cụ thể.
Việc xây dựng cơ chế chính sách phải tôn trọng các
quy luật của thị trường, lấy hoạt động sản xuất làm
trung tâm.
Đặc biệt, cần sớm mở rộng ứng dụng công nghệ
thông tin trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan liên
quan tới miễn, giảm, hoàn thuế; Kết nối hệ thống
với các cơ quan kinh doanh cảng; Tiếp nhận và xử
lý thông tin trước về hàng hóa trên các phương tiện
vận tải; Ứng dụng công nghệ mới trong quản lý
giám sát hải quan như: Ứng dụng công nghệ định
vị vệ tinh trong giám sát container hàng hóa XNK
vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.
Năm là,
tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu về các
ngành hàng, lĩnh vực sản xuất, am hiểu chế độ hạch
toán kế toán, sử dụng thành thạo công nghệ thông
tin và thu thập dữ liệu trên hệ thống thông quan tự
động để phân tích, đánh giá, kiểm tra tính tuân thủ
pháp luật của DN gia công SXXK. Các giải pháp góp
phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công
chức hải quan cần được thực hiện theo hướng sau:
- Tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo chuyên
sâu về: Thủ tục hải quan, phân loại hàng hóa, kỹ
năng kế toán kiểm toán, phương pháp nghiệp vụ
trong kiểm tra và giám sát hải quan, xuất xứ hàng
hóa, quy trình xây dựng định mức trong sản xuất
- Tổ chức, phân bổ vị trí công việc đúng năng lực,
đúng trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức.
Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý cho từng cán bộ
nhằm phát huy thế mạnh tối đa trong công tác quản
lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công,
sản xuất xuất khẩu.
- Đầu tư nâng cao năng lực về trang thiết vị
kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý nhà nước
về hải quan đối với hoạt động gia công, sản xuất
xuất khẩu.
Tóm lại, để phát huy tối đa vai trò của quản lý
nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công,
sản xuất xuất khẩu, các giải pháp nêu trên cần sớm
được thực hiện đồng bộ và áp dụng dựa trên các ứng
dụng công nghệ hiện đại phù hợp với xu hướng đổi
mới của Cách mạng công nghệ 4.0.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2016), Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016;
2. Chính phủ (2018), Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/ 2018 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015
quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan,
kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
3. Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi,
bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải
quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu;
4. Báo cáo thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2017.