Page 54 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
53
những cơ hội tốt tạo điều kiện thuận lợi cho DN khi
đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, đến nay, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức rà
soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đơn giản hóa
241/345 điều kiện đầu tư kinh doanh, đạt 69,8%; đề
xuất cắt giảm, đơn giản hóa 35/64 thủ tục hành chính
liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, đạt 54,6%. Có
7.698 dòng hàng thuộc 251 nhóm sản phẩm hàng
hóa phải kiểm tra chuyên ngành; cần cắt giảm 125
nhóm sản phẩm.
Một số kết quả đạt được
Các chủ trương, chính sách được triển khai trong
thời gian qua đã giúp ngành Nông nghiệp Việt Nam
giữ vững đà phát triển. Tăng trưởng nông nghiệp
Việt Nam đạt mức trung bình 3,5%/năm trong giai
đoạn 1986-2017. Nhiều mặt hàng có năng suất cao,
chi phí sản xuất thấp, có lợi thế cạnh tranh cao và
đang từng bước chiếm lĩnh thị trường thế giới. Năng
suất lúa gạo cao nhất trong khu vực Đông Nam Á
đạt 5,6 tấn/ha, gần gấp đôi so với Thái Lan và gấp
1,5 lần so với Ấn Độ; Năng suất cà phê đạt 2,6 tấn
nhân/ha, cao gấp 1,5 lần so với Brazil, gấp 3 lần so
với Colombia, Indonesia; Năng suất hồ tiêu đạt 2,6
tấn/ha, gấp 3 lần so với Indonesia và 1,3 lần của Ấn
Độ; Năng suất cá tra bình quân đạt 209 tấn/ha, có ao
nuôi đạt 300-400 tấn/ha, cao nhất thế giới; Năng suất
tôm sú đạt 0,45 tấn/ha, tôm thẻ chân trắng đạt 3.91
tấn/ha, cao hơn so với Ấn Độ (tôm thẻ chân trắng
năng suất 3,5 tấn/ha) và Thái Lan (tôm thẻ chân
trắng năng suất 3,6 tấn/ha).
Tổng kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực nông nghiệp
giai đoạn 2013 - 2017 đạt 157,07 tỷ USD, bình quân
đạt 31,5 tỷ USD/năm; Tính riêng 6 tháng đầu năm
2018 đạt 19,4 tỷ USD, tăng 12,0% so với cùng kỳ
năm 2017. Đã có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch
xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên (trồng trọt: Lúa gạo,
cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, sắn, rau quả; thủy
sản: Tôm, cá tra; lâm nghiệp: Gỗ và sản phẩm từ
gỗ), trong đó có 5 mặt hàng (trồng trọt: Trái cây,
hạt điều, cà phê; tôm; đồ gỗ) đạt kim ngạch xuất
khẩu trên 3 tỷ USD. Nông sản Việt Nam hiện có
mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có
những thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật
Bản, EU… Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ
2 Đông Nam Á và đứng thứ 13 thế giới. Năng lực
cạnh tranh và vị thế của nông nghiệp Việt Nam
ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh kết quả trên, ngành Nông nghiệp cũng
ngày càng thu hút nhiều DN, tập đoàn lớn trong
nước quan tâm tìm hiểu và đã đầu tư với quy mô
lớn, đặc biệt là các mô hình sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao. Trong giai đoạn 2005 -
2016, số lượng các DN hoạt động sản xuất kinh
doanh trong khu vực nông lâm thủy sản tăng từ
2.217 DN lên 4.400 DN, bình quân tăng 6,4%/năm.
Năm 2017, có 1.955 DN đăng ký thành lập mới trong
lĩnh vực nông nghiệp, đưa số lượng DN đang hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp đạt trên 5.661
doanh nghiệp. Tính đến quý II/2018 có khoảng 7.600
DN nông nghiệp; nếu tính cả DN chế biến nông lâm
thủy sản và DN thương mại hàng lương thực thực
phẩm, số lượng đã tăng từ 12.113 DN năm 2005 lên
42.000 DN.
Chỉ tính riêng trong 10 năm (2005-2015), tổng
vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp của DN đạt
mức 231.334 tỷ đồng. Quy mô vốn bình quân trong
các DN nông nghiệp trong nước năm 2016 là 35,8
tỷ đồng/DN. Nếu tính riêng DN chế biến nông lâm
thủy sản là hơn 73,1 tỷ đồng/DN, cao hơn bình quân
cả nước và gấp gần 3 lần so với năm 2005.
Có thể nhận thấy, tông sô lao đông thương
xuyên hiện đang lam viêc trong cac DN nông
nghiệp năm 2017 la hơn 300 nghìn ngươi (chiêm
2,3% tông sô lao đông trong khu vực DN ca nươc).
Binh quân môi DN nông nghiệp sư dung hơn 30
lao đông/DN, cao hơn so với sô lao đông binh quân
trong DN chung ca nươc (28 lao động/DN). Vì vậy,
sự phát triển của các DN nông nghiệp có vai trò
quan trọng và đóng góp nhiều trong việc thúc đẩy
sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm cho lao
động nông nghiệp, nông thôn và góp phần phát
triển kinh tế, ổn định xã hội.
Những tồn tại, hạn chế
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
hiện nay cả nước mới có khoảng 1% trong tổng số
DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,
với số vốn chiếm gần 3% tổng số vốn đầu tư của
các DN vào sản xuất, kinh doanh cả nước. Trong ba
HÌNH 1: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP NGÀNH NÔNG NGHIỆP
(GIAN ĐOẠN 2014-2017)
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn