Page 55 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

54
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
năm 2015-2017, cả nước chỉ có 23 tỉnh, thành phố
thu hút được 64 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn, trong đó phần nhiều là các dự án
của DN đăng ký thêm. Ngoài nguyên nhân nguồn
vốn hỗ trợ theo quy định của Nhà nước cho các dự
án đầu tư mỗi năm ngày một giảm, cụ thể: Năm
2015 bố trí được 168 tỷ đồng, năm 2016 là 78 tỷ đồng
và năm 2017 chỉ bố trí tiếp thêm 32 tỷ đồng. Mặc dù
số DN đầu tư vào nông nghiệp vừa yếu, vừa thiếu,
nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy
sản toàn ngành trong thời gian qua liên tục tăng, từ
30 tỷ USD năm 2016, lên hơn 36 tỷ USD vào năm
2017, và dự kiến năm 2018 đạt 40 tỷ USD. Ðiều đó
cho thấy, sự gia tăng có hiệu quả của các dự án mà
các DN tập trung đầu tư để phục vụ chế biến, xuất
khẩu các mặt hàng nông sản.
Sản xuất nông nghiệp đã khởi sắc nhưng hành
lang pháp lý, cơ chế để thu hút DN đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn vẫn còn vướng nhiều
rào cản với một hệ thống thủ tục nhiêu khê, rắc
rối. DN muốn đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, một
trong những ngành nghề được tạm coi là khá nhẹ
nhàng, trước hết phải có quy hoạch, đánh giá tác
động môi trường, rồi đến xin cấp phép khai thác
nước ngầm để tưới cây, giấy phép để xả thải. Còn
nếu DN nào xin được quy hoạch chăn nuôi, thì
phải thêm điều kiện xử lý chất thải áp dụng theo
tiêu chuẩn nước thải công nghiệp và khi muốn
bổ sung thêm trồng trọt để tạo liên kết "vườn, ao,
chuồng" tận dụng nguồn chất thải từ chăn nuôi
sang trồng trọt, góp phần bảo vệ môi trường thì
phải xin điều chỉnh quy hoạch…
Bên cạnh đó là những vướng mắc về đất đai.
Thực tế cho thấy, nhiều địa phương lúng túng khi
triển khai chủ trương tích tụ ruộng đất, chưa kể là
chính sách dồn điền đổi thửa đã dần tạo lập một thị
trường chuyển nhượng đất đai. Nếu không quan hệ
tốt, đất "bờ xôi ruộng mật" thì "quy hoạch vào nhà
ta", còn diện tích "chó ăn đá, gà ăn sỏi" thì giao cho
DN. Vì vậy, nhiều DN không có diện tích đất đủ
lớn để đầu tư sản xuất, phát triển kinh doanh lâu
dài, chủ yếu vẫn dừng lại ở các gia trại, trang trại,
hợp tác xã, với năng lực sản xuất vừa đủ lớn, nhưng
chưa thể phát triển thành doanh nghiệp.
Thực tế hiện nay, mặc dù số lượng DN nông
nghiệp tăng lên nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng rất
nhỏ (khoảng trên 1%) trong tổng số các DN của cả
nước. Nếu tính thêm cả DN chế biến nông lâm thủy
sản và DN thương mại các mặt hàng lương thực
thực phẩm, số DN hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp chiếm khoảng 8% trong tổng số DN cả nước.
Bên cạnh đó, có tới trên 95% số DN nông nghiệp có
quy mô vừa và nhỏ đang là thách thức lớn trong
nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển liên kết
sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Mặt khác, so với các DN thuộc lĩnh vực khác,
trình độ áp dụng khoa học công nghệ của các DN
nông nghiệp còn thấp. Theo báo cáo của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện
có đến 75% DN sản xuất ở Việt Nam đang sử dụng
máy móc hết khấu hao. Các DN trong nước, đặc biệt
là khu vực DN vừa và nhỏ, DN siêu nhỏ vẫn loay
hoay không thể thoát ra được những máy móc có
công nghệ lạc hậu 2 - 3 thế hệ. Ngoài ra, hiệu quả sử
dụng lao động của DN nông nghiệp chưa cao. Theo
Tổng cục Thống kê, doanh thu bình quân người lao
động trong DN nông nghiệp bằng khoảng 1/5 so với
DN hoạt động trong lĩnh vực khác.
Giải pháp đề xuất
Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, cần
quan tâm đến một số vấn đề như hoàn thiện hành
lang pháp lý, cơ chế vững chắc để không chỉ thu
hút DN đầu tư vào lĩnh vực này, góp phần nâng cao
giá trị sản xuất nông nghiệp; Giải quyết vướng mắc
lớn nhất là về tích tụ ruộng đất. Hiện các giải pháp
cho thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền
sử dụng đất, hay chuyển nhượng quyền sử dụng
đất trong thời gian qua đều có những bất cập so với
pháp luật hiện hành cho nên không dễ thực hiện;
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính...
Một là,
cần thực hiện toàn diện các chủ trương,
giải pháp về hỗ trợ và phát triển DN đến năm
2020 theo tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày
16/5/2016 của Chính phủ, bởi lẽ DN hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp cũng là đối tượng chịu tác
động của Nghị quyết này. Riêng đối với DN đầu
tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, ngày
19/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích DN
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, qua
hơn 4 năm thực hiện, do các giải pháp khuyến khích
chưa đủ mạnh, chưa trúng, do vướng mắc về thủ
tục hành chính nên hiệu quả khuyến khích chưa cao.
Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích đầu tư
mạnh mẽ để thu hút các DN, đối tác chiến lược
mạnh về tài chính, có thị trường ổn định, có công
nghệ hiện đại để gia tăng giá trị sản phẩm đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn. Các chính sách thu hút
đầu tư nông nghiệp thời gian tới sẽ cần mang tính
“đột phá” và “sát thực tiễn” để DN yên tâm đầu tư.
Hai là,
để ngành Nông nghiệp hướng đến sản
xuất hàng hóa quy mô lớn với công nghệ cao, giá
thành cạnh tranh thì điều kiện tiên quyết là tích tụ