Page 66 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
65
nước và tư nhân: Kinh nghiệm này từ các nước
cho thấy, nếu trách nhiệm của mỗi bên trong hợp
đồng kinh tế không được phân định rõ ràng, sẽ
rất khó thực hiện, đồng thời cũng sẽ khó cho việc
quy trách nhiệm, cũng như những ràng buộc khác.
Phân định trách nhiệm vừa thể hiện quyền quản
lý, điều hành của Nhà nước trong hoạt động đầu
tư cơ sở hạ tầng, vừa tỏ rõ sự quan tâm tới NĐT tư
nhân. Thông qua đó, NĐT tư nhân, nhận thức rõ
được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong mối
quan hệ công - tư, từ đó, thể hiện quyết tâm thực
thi dự án. Nhà nước cần tạo điều kiện cho NĐT tư
nhân chủ động ngay từ khi lập dự án tiền khả thi,
dự án khả thi cũng như trong suốt thời gian thực
hiện công trình dự án.
Thứ sáu,
việc hình thành cơ quan đầu mối về
phát triển các dự án theo hình thức PPP phải được
coi là nhân tố điều kiện. Cơ quan này có trọng
trách hỗ trợ phát triển thị trường PPP, cạnh tranh
lành mạnh, với hạt nhân là sự tham gia của các
chuyên gia kinh tế, tài chính, pháp luật, đấu thầu
và các chuyên ngành kỹ thuật khác (như trường
hợp Anh, Nhật Bản...). Trong mô hình này, các
chuyên gia kinh tế có nhiệm vụ xác định hiệu quả
đầu tư thông qua các số liệu và mô hình cụ thể,
đảm bảo việc tính toán được thực hiện một cách
khoa học và khách quan. Các chuyên gia tài chính
nghiêng về yêu cầu kiến thức và kỹ năng tài chính
thực hiện dự án, tài chính doanh nghiệp, tài chính
vi mô với nhiệm vụ thiết kế mô hình tài chính dự
án sao cho đảm bảo tính hấp dẫn nhất đối với các
NĐT và thị trường tài chính.
Những điều kiện để triển khai dự án theo hình
thức PPP: Có sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ và
bối cảnh thể chế thuận lợi; Cần có đánh giá nhu
cầu và chi phí của dự án; Sức hấp dẫn của dự
án đối với khu vực tư nhân để đảm bảo tính bền
vững về tài chính; Lựa chọn hình thức PPP phù
hợp với ngành; Trình độ quản lý, điều tiết của bộ
máy QLNN và phương tiện phù hợp để theo dõi
việc triển khai thực hiện dự án. Ngoài ra, cũng
cần đăc biệt chú ý đến chất lượng của các dự án;
Tăng cường năng lực quản lý, điều hành của các
chủ thể công; Tăng cường sự phối hợp, điều phối
giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa
phương (thông qua việc xác lập mạng lưới các
chuyên gia và đầu mối về PPP)…
Kết luận
Với vai trò ngày càng quan trọng của sự tham
gia góp vốn với Nhà nước trong thực hiện các dự án
của khu vực tư nhân, Nhà nước cần khuyến khích
sự tham gia đó bằng việc hoàn thiện hệ thống pháp
lý. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để đầu tư theo
hình thức PPP thành công ở các nước, không một
quốc gia nào thành công mà lại không có trước tiên
là hệ thống pháp luật nhất quán liên quan đến hoạt
động thuộc lĩnh vực đầu tư này, với các nội dung
cần quan tâm:
- Chất lượng dự án: Cần được đánh giá tùy thuộc
theo tình hình của ngành đó hoặc cần gắn với quá
trình điều chỉnh giá dịch vụ cho phù hợp.
- Tăng cường năng lực quản lý, điều hành của
các chủ thể công: Nâng cao năng lực quản lý, định
hướng và điều hành của các chủ thể công.
- Tăng cường sự phối hợp, điều phối giữa chính
quyền trung ương và chính quyền địa phương,
thông qua việc xác lập mạng lưới các chuyên gia và
đầu mối PPP.
- Xác định rõ ràng trong hợp đồng: Thời gian
thực hiện, phạm vi hành động, các khoản tài chính
và phân chia nhiệm vụ giữa các bên.
- Cần dựa trên bối cảnh các quy tắc quốc tế để tìm
sự cân bằng giữa thông lệ quốc tế và yêu cầu trong
môi trường Việt Nam. Có những quy định cân bằng
và khả năng đàm phán cho phép các công ty quốc tế
kết hợp với các công ty trong nước.
- Xem xét, cải thiện mối quan hệ giữa khu vực tư
nhân và các tổ chức tín dụng, ví dụ hình thành ngân
hàng chuyên về PPP và tạo điều kiện tiếp cận tín
dụng và bảo lãnh tài chính cho các công ty đã được
chứng nhận.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2015), Nghị định số 15/2015/NĐ ngày 14/02/2015 của Chính
phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
2. Chính phủ (2015), Nghị định số 30/2015/NĐ ngày 17/03/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn
nhà đầu tư;
3. Chính phủ (2015), Nghị định số 63/2018/NĐ ngày 04/05/2018 của Chính
phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
4. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016 Quy định
một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối
tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư;
5. Huỳnh Thị Thúy Giang (2012), Hình thức hợp tác công – tư để phát triển hạ tầng
giao thông đường bộ Việt Nam, LATS, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
6. Nguyễn Thị Hồng Minh (2016), Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư theo
hình thức PPP trong xây dựng hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam,
LATS, Đại học Kinh tế Quốc dân;
8. Yescombe E.R.(2007), Public - Private Partnership - Principles of Policy
and Finance , UK;
9. Young Hoon Kwak, YingYi Chih and C. William Ibbs (2009), ‘Towards a
Comprehensive Understanding of PPP for Infrastructure Development’,
California management Review, Vol. 51, NO. 2 winter 2009.