Page 65 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

64
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nhiều hình thức như: vốn ngân sách, vay vốn
ngân hàng, phát hành công trái, phát hành cổ
phiếu, thu tiền chuyển nhượng quyền kinh doanh
đối với loại đường thu phí, chính là bán quyền
kinh doanh cho các doanh nghiệp, và sử dụng vốn
nước ngoài… Để huy động các nguồn vốn đầu tư
ngoài ngân sách, Trung Quốc đã thực hiện chính
sách cho phép đầu tư - thu phí với 2 hình thức là
đường thu phí hoàn vốn và đường thu phí kinh
doanh. Chính nhờ áp dụng chính sách nêu trên,
đến năm 2010 đã xây dựng đạt 80.000km đường
cao tốc, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ.
Hàn Quốc:
Hàn Quốc là một trong những nước tiên
phong về hình thức PPP ở châu Á. Chương trình
PPP đầu tiên được khởi xướng năm 1994 với Đạo
luật Thúc đẩy vốn tư nhân đầu tư toàn xã hội.
Với sự ra đời của Đạo luật PPP trong lĩnh vực
kết cấu hạ tầng và Trung tâm PPP Hàn Quốc, tốc
độ phát triển của các dự án theo hình thức PPP
tăng nhanh chóng. Chính phủ Hàn Quốc định kỳ
xây dựng kế hoạch cho các dự án theo hình thức
PPP trên cơ sở chiến lược và kế hoạch trung hạn
về cơ sở hạ tầng.
Quốc gia này cũng có khung pháp lý đầy đủ để
điều tiết hành vi các bên liên quan tới chu trình dự
án theo hình thức PPP, bao gồm Đạo luật PPP trong
lĩnh vực kết cấu hạ tầng, Nghị định hướng dẫn và
các quy định hướng dẫn chi tiết việc thực hiện đầu
tư theo hình thức PPP. Hệ thống văn bản pháp luật
có tính linh hoạt cao, được điều chỉnh kịp thời tạo
khuôn khổ cho việc thực hiện dự án theo hình thức
PPP, riêng Đạo luật PPP trong lĩnh vực kết cấu hạ
tầng (PPI) từ năm 1998 đến 2010 được điều chỉnh
48 lần. Ngoài ra, pháp luật về hình thức PPP trong
lĩnh vực hạ tầng của Hàn Quốc tương thích với
pháp luật liên quan như: Luật thu phí đường bộ,
Luật tài sản Nhà nước, Luật tài chính địa phương,
Luật sử dụng và quy hoạch đất quốc gia, Luật phát
triển đô thị…
Bài học đối với Việt Nam
Từ thực tế sau nhiều năm thí điểm áp dụng
phương thức đầu tư PPP cùng với việc nghiên cứu
kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, có thể rút
ra một số bài học cho Việt Nam:
Thứ nhất,
hình thức PPP chỉ phù hợp với những
dự án lớn và phức tạp do: Chi phí đầu tư, bảo trì và
các chi phí khác lớn; Quá trình mời thầu và quản
lý điều hành dự án phức tạp và tốn kém; Thời gian
hoạt động của dự án phải dài để đạt được giá trị
đồng tiền và giảm chi phí vòng đời dự án.
Thứ hai,
về các nhân tố quyết định sự thành công
của hình thức PPP, từ kết quả các nghiên cứu ở các
nước nêu trên cho thấy:
- Không có sự khác biệt về những nhân tố thành
công của hình thức PPP, cụ thể: Khung pháp lý đầy
đủ và minh bạch; Lựa chọn đối tác có năng lực; Tối
đa hóa lợi ích cho các đối tác, ổn định môi trường
vĩ mô và phân bổ rủi ro hiệu quả. Tuy nhiên, có sự
khác biệt về mức độ tác động giữa các nhân tố đến
thành công của PPP tuỳ thuộc đặc thù kinh tế, chính
trị, xã hội của mỗi nước.
- Trong giai đoạn đầu, hình thức PPP hướng
đến mục tiêu bù đắp thiếu hụt vốn. Nhưng càng
phát triển thì mục tiêu của hình thức PPP sẽ thay
đổi hướng đến tăng giá trị đồng tiền, chỉ những
dự án theo hình thức PPP nào có chi phí rẻ hơn
so với đầu tư truyền thống mới được chọn (như
Hà Lan, Anh chỉ chọn dự án nào có chi phí rẻ hơn
từ 10-15% so với đầu tư bằng ngân sách). Và khi
mục tiêu thay đổi, mức độ tác động của các nhân
tố cũng sẽ thay đổi.
Thứ ba,
cơ chế phân bổ rủi ro hiệu quả: Trên thực
tế, việc phân chia rủi ro rất phức tạp. Tư nhân được
xem có khả năng xử lý rủi ro tốt hơn nhà nước,
nhưng điều này không đồng nghĩa là chuyển giao
càng nhiều rủi ro càng tốt. Nhà nước phải đảm
bảo quản lý và định giá rủi ro hiệu quả. Nguyên
tắc chuyển giao: Chuyển giao rủi ro tối ưu, không
phải tối đa. Các rủi ro thương mại như thiết kế, xây
dựng, vận hành, tài chính được chuyển giao cho tư
nhân vì họ quản lý rủi ro này tốt hơn. Các rủi ro về
chính sách và pháp lý được giữ lại cho khu vực công
đảm nhiệm. Các rủi ro bất khả kháng thì cả hai đối
tác cùng nhau chia sẻ…
Thứ tư,
Chính phủ cần tạo môi trường thuận lợi
cho hình thức PPP để thu hút đầu tư tư nhân, cụ
thể: Xây dựng khuôn khổ luật pháp phù hợp đảm
bảo tính hiệu quả và công bằng được tôn trọng
trong suốt vòng đời dự án; Hỗ trợ của Chính phủ
đủ lớn để hấp dẫn khu vực tư nhân tham gia; Phát
triển mối quan hệ với các bên tham gia dự án PPP
như các nhà tư vấn, các nhà tài trợ và các cơ quan
đa phương để tránh xung đột trong quá trình hợp
tác; Giám sát và đánh giá hình thức PPP thường
xuyên để liên tục nâng cao hiệu quả đầu tư; Xây
dựng bộ tiêu chuẩn khoa học để đánh giá chính
xác các dự án theo hình thức PPP; Các cam kết của
Chính phủ phải đảm bảo có hiệu lực thực thi; Duy
trì các chính sách vĩ mô ổn định tạo sự yên tâm cho
khu vực tư nhân…
Thứ năm,
cần phân định trách nhiệm giữa Nhà