Page 68 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
67
13 liên hiệp HTX thương mại, dịch vụ. Các liên hiệp
thu hút sự tham gia của gần 1.500 HTX đơn vị thành
viên. Sự liên kết và phát triển của hệ thống các liên
hiệp HTX ngành, nghề với quy mô lớn hơn cũng
đã mang lại hiệu quả tích cực, nhất là các liên hiệp
HTX gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm bền
vững nâng cao hiệu quả hoạt động, thu nhập của
các thành viên và khẳng định được vai trò HTX đối
với sự phát triển nền kinh tế. Theo thống kê, tốc
độ tăng trưởng của khu vực HTX trong những năm
gần đây bình quân đạt gần 3,5%; tỷ lệ đóng góp vào
GDP của Việt Nam khoảng 5%. Ngoài ra, các HTX
và liên hiệp HTX của cả nước đã góp phần xóa đói,
giảm nghèo, ổn định xã hội, đề cao tinh thần tương
thân, tương ái, vì cộng đồng, thúc đẩy dân chủ hóa,
bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở;
Là yếu tố có ý nghĩa quyết định cho việc thành công
trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể,
nhưng không ít HTX của Việt Nam vẫn còn nhiều
khó khăn nội tại, nhất là trong giai đoạn mới, khi
phong trào khởi nghiệp quốc gia, ứng dụng công
nghệ cao ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Vốn cho đầu
tư phát triển hợp tác xã hiện nay vẫn là một trong
những điểm nghẽn của các HTX.
Nguyên nhân khiến các HTX khó tiếp cận được
vốn đến từ 2 phía, cả ngân hàng lẫn các HTX. Quy
mô HTX hiện còn nhỏ, tài chính của một số HTX
chưa minh bạch và khả năng quản trị sản xuất kinh
doanh cũng còn hạn chế; các HTX chưa thực sự tạo
được lòng tin với ngân hàng. Năng lực HTX có vấn
đề nhưng không phải toàn bộ, bởi hiện nay vẫn còn
khoảng 45% HTX là hoạt động có hiệu quả.
Thống kê từ Liên minh HTX Việt Nam cho thấy,
hiện chỉ có khoảng 2% số HTX là tiếp cận được vốn
vay, số còn lại phần lớn vẫn tự xoay sở. Thiếu vốn
khiến nhiều HTX không thể mở rộng sản xuất kinh
doanh, thậm chí còn có khả năng rơi vào nguy cơ
phá sản. Đối với những HTX muốn tiếp cận công
nghệ đang gặp không ít khó khăn, nếu không sớm
có giải pháp, sẽ khó có thể chuyển đổi và tăng
trưởng bền vững.
Theo Liên minh HTX, tổng số vốn điều lệ của
các HTX Việt Nam hiện nay khoảng 34.000 tỷ đồng
và tổng tài sản tính đến cuối tháng 3/2018 là xấp
xỉ 80.000 tỷ đồng, nghĩa là 1 đồng vốn điều lệ của
HTX thu hút được gần 3 đồng vốn từ thị trường.
Số vốn này chủ yếu được huy động từ các nguồn
như: người thân, các tổ chức tín dụng, quỹ phát
triển của Liên minh HTX hoặc từ việc liên kết với
các doanh nghiệp.
Tồn tại, khó khăn và giải pháp tháo gỡ
Nhìn chung, hoạt động kinh tế của các HTX Việt
Nam giờ đây đã vượt ra tầm thế giới. Sự tham gia
của các tổ chức, các nhà đầu tư, các ngân hàng từ
nước ngoài cho thấy HTX đang có chiều hướng
phát triển. Tuy nhiên, nhận thức về kinh tế hợp tác
và HTX nhiều nơi còn chưa đầy đủ, thống nhất,
vẫn còn tư tưởng mặc cảm đối với các HTX kiểu
cũ, nên chưa thể hiện được hết vị trí, vai trò quan
trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Thậm chí, còn có nơi hiểu chưa đúng bản chất,
nguyên tắc hoạt động của HTX; chưa phân biệt được
sự khác nhau giữa mô hình HTX kiểu mới với mô
hình HTX kiểu cũ, giữa HTX với doanh nghiệp. Một
số cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã can thiệp quá
sâu vào hoạt động của các HTX nông nghiệp, vi
phạm nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
kinh tế tập thể...
Cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn và phát
triển kinh tế hợp tác chậm được ban hành, thiếu
đồng bộ, gây khó khăn cho các HTX trong quá trình
chuyển đổi, đặc biệt là thủ tục đăng ký thành lập
và vay vốn đầu tư phát triển. Các chính sách hỗ trợ
của Đảng và Nhà nước tuy nhiều nhưng lại áp dụng
chung cho tất cả các mô hình, nên HTX gặp khó
khăn trong việc triển khai thực hiện, ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX.
Số lượng HTX thành lập mới còn ít, phân bổ
chưa đồng đều giữa các lĩnh vực và các vùng, miền;
quy mô HTX nhỏ, số lượng xã viên chưa nhiều,
thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, trình độ quản trị
yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ công nghệ
lạc hậu, tính chủ động, sáng tạo của các HTX còn
thấp; đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của
cả nước thấp và đang có xu hướng giảm dần. Việc
chuyển đổi mô hình HTX theo luật định còn lúng
túng bởi quá trình này làm thay đổi căn bản về
quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân
phối và mức vốn góp tối đa đối với các thành viên
HÌNH: SỐLƯỢNGHỢPTÁCXÃCỦAVIỆTNAMGIAI ĐOẠN1996 - 2017
Nguồn: Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư