Page 69 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

68
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
khi tham gia HTX kiểu mới.
Cán bộ quản lý nhà nước về HTX còn thiếu và yếu
về chuyên môn, đa số cán bộ làm kiêm nhiệm chưa
được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp
vụ; Chưa thực hiện đầy đủ và tốt các nội dung quản
lý nhà nước về kinh tế tập thể và HTX đã được pháp
luật quy định. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý
các vi phạm pháp luật trong phát triển kinh tế tập thể
cũng chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời,
thiếu chế tài xử lý các trường hợp vi phạm. Điều này
dẫn tới công tác quản lý nhà nước về HTX đôi khi bị
buông lỏng, chưa đáp ứng yêu cầu công tác quản lý
nhà nước đối với phát triển HTX…
Để tháo gỡ những tồn tại, khó khăn, thời gian
tới, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất,
nâng cao nhận thức về bản chất, vị trí,
vai trò của HTX trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Xác
định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền
hạn và cơ chế phối hợp của các bộ, ban, ngành, đoàn
thể Trung ương và địa phương trong phát triển
HTX… Củng cố, đổi mới tổ chức hoạt động của Liên
minh HTX Việt Nam, bảo đảm thực hiện tốt chức
năng là tổ chức đại diện của HTX và thực hiện các
nhiệm vụ theo luật định.
Thứ hai,
tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa công
tác tuyên truyền một cách thiết thực, hiệu quả,
phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận
thức cho cán bộ, đảng viên và người dân về phát
triển kinh tế tập thể, HTX. Bên cạnh đó, cần tăng
cường giới thiệu các mô hình HTX kiểu mới, kinh
nghiệm của phong trào HTX trong khu vực và
trên thế giới.
Thứ ba,
hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát
triển HTX; Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và
tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển
HTX, đặc biệt là chính sách về cán bộ, đào tạo nguồn
nhân lực, đất đai, tài chính - tín dụng, khoa học -
công nghệ và thị trường. Đồng thời, có chính sách
hỗ trợ, ưu đãi đối với các HTX, liên hiệp HTX hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, vùng
sâu, vùng xa, vùng biên…
Thứ tư,
thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát
triển HTX. Ưu tiên các giải pháp thiết thực hỗ trợ các
HTX về khoa học - công nghệ, vốn, nguồn nhân lực, thị
trường... Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà
nước đối với HTX từ Trung ương đến địa phương;
Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của
hệ thống bộ máy quản lý nhà nước đối với HTX theo
luật định, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả, tập trung
và thống nhất từ Trung ương đến địa phương; Tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý
kịp thời các vi phạm pháp luật về HTX.
Thứ năm,
tập trung hỗ trợ tài chính từ các nguồn,
lồng ghép với chính sách thực hiện Chương trình
Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để hình
thành một số mô hình điểm đối với hai loại hình
HTX là HTX dịch vụ công. Bên cạnh đó, vận động
các thành viên HTX góp vốn và nâng mức vốn góp;
vận động HTX thu hút thêm thành viên, hợp nhất,
sáp nhập HTX cùng ngành, nghề và địa bàn hoạt
động để tăng tiềm lực tài chính và quy mô hoạt
động của HTX.
Thứ sáu,
chú trọng xây dựng các HTX kiểu mới
trong nông nghiệp ở các vùng có các sản phẩm có
lợi thế cạnh tranh; Xây dựng mô hình HTX chuyên
ngành, phát triển đa dạng các loại hình HTX ở các
địa phương với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội và văn hóa khác nhau nhằm phát huy thế mạnh
tiềm năng kinh tế của địa phương; Xây dựng các
mô hình HTX, liên hiệp HTX sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm theo chuỗi giá trị nhằm mục tiêu tạo việc làm
và nâng cao thu nhập cho các thành viên. Trên cơ
sở đó tổng kết, tuyên truyền phổ biến và nhân rộng
nhiều loại hình HTX kiểu mới.
Thứ bảy,
kiên quyết giải thể các HTX hoạt động
kém hiệu quả, hoạt động mang tính hình thức. Kiện
toàn hệ thống mạng lưới Quỹ hỗ trợ phát triển HTX
của Liên minh HTX đến các cấp.
Thứ tám,
quan tâm tổ chức đào tạo, nâng cao
trình độ tay nghề, quy trình làm ra những sản phẩm
mới theo nhu cầu của thị trường cho các thành viên.
Kích thích cạnh tranh trong cơ chế thị trường để các
HTX tự vươn lên, tác động tích cực đến phát triển
kinh tế hộ thành viên.
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Phạm Tất Thắng (2018), Một số vấn đề phát triển hợp tác xã trong giai
đoạn hiện nay;
2. Kỷ yếu Hội thảo xúc tiến thương mại, công nghệ và thu hút vốn cho phát
triển hợp tác xã Việt Nam, tháng 5/2018;
3. Luật Hợp tác xã năm 2012;
4. Các website: vca.org.vn, sbv.gov.vn, theleader.vn, tapchicongsan.org.vn…
Đến nay cả nước có hơn 20.000 hợp tác xã đang
hoạt động với hơn 6,3 triệu thành viên và 2,5
triệu lao động làm việc thường xuyên. Thống
kê từ Liên minh hợp tác xã Việt Nam cho thấy,
chỉ khoảng 2% số hợp tác xã tiếp cận được vốn
vay, phần lớn vẫn tự xoay sở. Thiếu vốn khiến
nhiều hợp tác xã không thể mở rộng sản xuất
kinh doanh, thậm chí còn có khả năng rơi vào
nguy cơ phá sản.