Page 84 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
83
hướng giảm tiếp tục diễn ra trong những tháng cuối
năm 2018.
Với việc vốn vay ngân hàng đầu tư BĐS được
siết chặt, các chủ đầu tư dần chuyển hướng sang
các kênh huy động vốn khác. Giải pháp đầu tiên
được các công ty xây dựng tìm đến đó là phát hành
cổ phiếu mới trên sàn chứng khoán hoặc huy động
vốn trên thị trường trái phiếu nước ngoài. Đây
cũng là diễn biến tích cực, giảm áp lực lên vốn vay
tín dụng NHTM, góp phần phát triển bền vững thị
trường BĐS.
Khuyến nghị giải pháp
Dự báo, thị trường BĐS tại Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh trong thời gian tới không có nguy cơ bong bóng,
các giao dịch căn hộ vẫn diễn ra, tuy quy mô có giảm,
thanh khoản một số phân khúc căn hộ vẫn ổn định.
Tại TP. Hồ Chí Minh, nguồn cung chào bán căn hộ
cho đến biệt thự nhà phố tăng trưởng không quá cao.
Đây là dấu hiệu cho thấy, chủ đầu tư và người mua
đang hướng đến người mua thực sự, là những người
mua để ở, hay chắc chắn có khả năng cho thuê, đưa
vào khai thác, đảm bảo nguồn tiền quay vòng. Tuy
nhiên, thị trường đất nền và thị trường codotel cần
được quan tâm hơn.
Định hướng tín dụng của NHNN cho thị trường
BĐS trong thời gian tới vẫn giành quyền chủ động
cho các TCTD tiếp tục cấp tín dụng đối với lĩnh vực
BĐS. Trong đó, tập trung các dự án, phương án vay
vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả
năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Đặc biệt, ưu tiên
xem xét cho vay đối với các dự án nhà ở xã hội có
hiệu quả và phân khúc sản phẩm có khả năng tiêu
thụ tốt, đáp ứng nhu cầu thực của người dân. Định
hướng của NHNN vẫn kiên định mục tiêu phát triển
lành mạnh của thị trường BĐS, vì mục tiêu chung
của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, NHNN cũng tiếp tục chỉ đạo các
TCTD kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng
và mức độ tập trung tín dụng vào lĩnh vực BĐS; thực
hiện kiểm soát có chọn lọc, quyết định cho vay trên
nguyên tắc đảm bảo an toàn vốn vay, hiệu quả kinh
tế và theo đúng quy định của pháp luật, tránh dồn tín
dụng và kiểm soát tín dụng vào những lĩnh vực tăng
trưởng nóng.
Các TCTD nói chung, trong đó có các NHTM
tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng phải tự mình tăng
cường quản trị rủi ro tín dụng BĐS đề phòng
những biến động của thị trường BĐS. Bên cạnh
việc tuân thủ các tỷ lệ an toàn và quy chế thể lệ
tín dụng của NHNN, các NHTM cần tăng cường
kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tiếp tục cho vay các
khách hàng có nhu cầu thực về nhà ở, có năng
lực tài chính, có nguồn thu chắc chắn; kiên quyết
không cho vay vốn các trường hợp đầu cơ. Vấn đề
này cần được thống nhất quan điểm, nhận thức và
hành động từ chính các thành viên Hội động quản
trị, đến ban điều hành, ban kiểm soát, lãnh đạo
các chi nhánh và toàn thể nhân viên ngân hàng.
Trong những tháng cuối năm, các NHTM cổ phần
không nên quá chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng tín
dụng, chạy theo lợi nhuận theo nghị quyết đại hội
cổ đông mà nới lỏng các điều kiện cho vay BĐS.
Các NHTM cũng cần rà soát lại các quy định về
phân cấp trong cho vay BĐS, kể cả các nhu cầu cải
tạo và sửa chữa nhà ở; kịp thời cập nhật thông tin
từ Sở xây dựng Thành phố và Hiệp hội BĐS TP.
Hồ Chí Minh để đảm bảo việc cho vay lĩnh vực
BĐS an toàn, bền vững.
Đối với chủ đầu tư, đơn vị phân phối sản phẩm
của thị trường BĐS, cần hoàn thiện chất lượng sản
phẩm, đảm bảo tính pháp lý rõ ràng; linh hoạt điều
chỉnh chiến lược bán hàng, chính sách bán hàng,
phương thức thanh toán, đa dạng giải pháp tài
chính… để tiếp cận người mua, thúc đẩy sức cầu;
đẩy mạnh xây dựng uy tín thương hiệu, hoạt động
giao dịch rõ ràng, minh bạch. Đây là nền tảng tạo
điều kiện cho hoạt động tín dụng BĐS tại TP. Hồ Chí
Minh diễn ra an toàn, lành mạnh.
Đối với khách hàng, cần theo dõi tình hình biến
động thị trường, xác định loại hình BĐS phù hợp,
không sử dụng đòn bẩy tài chính; chọn các chủ đầu
tư uy tín, chuyên nghiệp, công khai thông tin dự án,
sản phẩm rõ ràng, minh bạch. Đối với cơ quan quản lý
nhà nước, cần vừa giám sát, vừa điều tiết thị trường,
hoàn thiện các chính sách, cơ chế pháp lý hỗ trợ doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả nhưng vẫn an toàn, giảm
thiểu rủi ro, đồng thời, nên xây dựng quỹ nhà ở cho
người có nhu cầu…
Nguồn tài liệu tham khảo:
1. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 06/2016/TT-NHNN, ngày 27/05/2016;
2. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 19/2017/TT-NHNN Ngày 28/12/2017;
3. Ngân hàng Nhà nước, Công văn số 563/NHNN-TTGSNH Ngày 23/01/2018;
4. CBRE, Báo cáo triển vọng đầu tư bất động sản Việt Nam 2018.
Dự báo, thị trường bất động sản tại Hà Nội, TP.
Hồ Chí Minh thời gian tới không có nguy cơ
"bong bóng", các giao dịch căn hộ vẫn diễn ra,
tuy quy mô có giảm, thanh khoản một số phân
khúc căn hộ vẫn ổn định. Tại TP. Hồ Chí Minh,
nguồn cung chào bán căn hộ cho đến biệt thự
nhà phố tăng trưởng không quá cao.