Page 83 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

82
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
và Bà Rịa – Vũng Tàu, thanh khoản các căn hộ
condotel khả quan nhất nhưng mức hấp thụ cũng
chỉ dừng ở ngưỡng 39-40%, tương đương mức
tồn kho lần lượt là 61-60% căn. Trong khi đó, tại
Khánh Hòa, tỷ lệ tiêu thụ là 26%, Bình Định 22%,
Đà Nẵng 9%. Như vậy, lượng hàng tồn kho căn
hộ nghỉ dưỡng tại 3 địa phương này lần lượt là
74-78-91%. Nguồn cung condotel cũ và mới trên
thị trường khá dồi dào nhưng tình hình tiêu thụ
khá thấp. Trong khi đó, nguồn cung có thể sẽ tiếp
tục tăng mạnh trong thời gian tới với nhiều dự án
được đưa ra thị trường có quy mô hơn 1.000 căn.
Thực trạng sức cầu condotel không có dấu hiệu gia
tăng, nguy cơ dư thừa nguồn cung có thể xảy ra.
Khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh là những nhà đầu
tư condotel lớn nhất, trong số đó có một tỷ lệ nhất
định là vay vốn tín dụng NHTM.
Chính sách của Ngân hàng Nhà nước
đối với lĩnh vực bất động sản
Về chính sách, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt
Nam tiếp tục thực hiện nghiêm túc chủ trương của
Chính phủ, hạn chế tín dụng vào BĐS, thường xuyên
đưa ra cảnh báo, tăng cường hoạt động giám sát, tiếp
tục hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên.
Tại Thông tư số 06/2016/TT-NHNN, ngày 27/05/2016,
NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn
trong hoạt động của TCTD, đã cho phép các TCTD,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng
nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn
theo tỷ lệ tối đa theo lộ trình: từ ngày 01/07/2016 đến
ngày 31/12/2016 là 60%, từ ngày 01/01/2017 đến ngày
31/12/2017 là 50%, từ ngày 01/01/2018 là 40%. Thông
tư này cũng quy định nhóm tài sản có hệ số rủi ro
200% là các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS (áp
dụng kể từ ngày 01/01/2017).
Ngày 28/12/2017, NHNN ban hành Thông tư
số 19/2017/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ
bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, đã
cho phép các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho
vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa theo lộ
trình: từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018 là
45%, từ ngày 01/01/2019 là 40%. Quy định này nhằm
góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của thị
trường BĐS, đảm bảo an toàn, ổn định trong hoạt
động tín dụng của các TCTD. Tại Thông tư 19/2017/
TT-NHNN, vẫn quy định nhóm tài sản có hệ số rủi
ro 200% là các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS
như Thông tư 06/2016/TT-NHNN.
Ngày 23/01/2018, NHNN đã có Công văn số
563/NHNN-TTGSNH yêu cầu các TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài chuyển dịch cơ cấu tín dụng
theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất kinh
doanh; hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với
lĩnh vực BĐS, xây dựng, cân đối nguồn vốn, sử
dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo
khả năng thanh khoản. Việc điều hành lãi suất,
NHNN cũng vẫn tiếp tục hướng dòng vốn đến các
lĩnh vực ưu tiên.
Đồng thời, NHNN cũng yêu cầu thường xuyên
rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự
án BĐS, năng lực tài chính của khách hàng, khoản
tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý
thích hợp; kiểm soát tốt chất lượng tín dụng tiêu
dùng; nâng cao hiệu quả quy trình xét duyệt hồ sơ,
đặc biệt là các điều kiện vay vốn để hạn chế rủi ro
phát sinh; giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn cho
vay tiêu dùng nhưng thực chất là để đầu tư, kinh
doanh BĐS.
Với chính sách nói trên, chủ đầu tư, khách
hàng vay vốn tín dụng tại các NHTM để đầu tư
các dự án BĐS, mua căn hộ không còn dễ dàng
như trước. Đây cũng là yếu tố khiến phân khúc
căn hộ, nhất là phân khúc trung bình có giao
dịch khá chậm. Tính toán từ số liệu công bố của
NHNN, đến hết quý I/2018, tỷ trọng dư nợ BĐS
trong tổng dư nợ của các TCTD đối với nền kinh
tế giảm 0,23% so với thời điểm hết tháng 12/2017.
Ước tính đến hết tháng 6/2018 tỷ lệ này tiếp tục
giảm thêm 0,12% so với hết quý I/2018. Diễn biến
này cho thấy, định hướng của Chính phủ và của
NHNN được các TCTD tuân thủ nghiêm túc, góp
phần phát triển lành mạnh thị trường BĐS trong
cả nước cũng như tại TP. Hồ Chí Minh.
Tại TP. Hồ Chí Minh, đến hết tháng 12/2017, tổng
dư nợ tín dụng đạt 1.746.600 tỷ đồng, tăng 18,5% so
với cùng kỳ năm trước, trong đó, tín dụng BĐS chiếm
10,8% trên tổng dư nợ (khoảng 180.000 tỷ đồng) và
tăng khoảng 11,2% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng
thấp hơn so với bình quân của năm 2015 và năm 2016
ở mức 11,7%. Ước tính, so sánh tỷ trọng dư nợ tín
dụng BĐS tại TP. Hồ Chí Minh đến hết tháng 6/2018
là 10,12%, giảm nhẹ so với cuối năm 2017, dự báo xu
Theo số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, đến hết quý I/2018, tỷ trọng dư nợ bất
động sản trong tổng dư nợ của các tổ chức tín
dụng đối với nền kinh tế giảm 0,23% so với thời
điểm hết tháng 12/2017. Ước tính, so sánh tỷ
trọng dư nợ tín dụng bất động sản tại TP. Hồ Chí
Minh đến hết tháng 6/2018 là 10,12%, giảmnhẹ
sovới cuối năm2017, dựbáoxuhướnggiảmtiếp
tục diễn ra trong những tháng cuối năm 2018.