Page 86 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
85
vậy chi phí môi trường thường được ghi nhận thấp
hơn thực tế rất nhiều (IFAC, 2005). Do vậy, để đáp
ứng các yêu cầu về môi trường của tương lai đòi hỏi
công nghệ thông tin tốt hơn và thông tin phong phú
hơn. Theo các chuyên gia kế toán, những bất cập
này hoàn toàn có thể được giải quyết nhờ ứng dụng
những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 (CMCN 4.0) như: Dữ liệu lớn, vạn vật kết nối, trí
tuệ nhân tạo... góp phần hỗ trợ đắc lực cho việc cải
thiện thông tin KTQT môi trường.
Nghiên cứu của Roger Burritt and Katherine
Christ (2016) với những ứng dụng của CMCN 4.0
như dữ liệu lớn, vạn vật kết nối, công nghệ hiện thực
hóa… hoàn toàn có thể giúp kế toán thu thập và kết
nối các dữ liệu về kinh tế và môi trường một cách
kịp thời, chi tiết với độ chính xác cao hơn – những
thông tin mà trước đây khó có thể tiếp cận đầy đủ
và có sự liên kết hiệu quả. Dữ liệu số lớn giúp tạo
ra số liệu thống kê có liên quan cho đến nhiều bộ
phận, nhiều kỳ kế toán cho phép cải thiện công tác
phân tích thông tin KTQT môi trường trợ giúp nhà
quản trị đưa ra quyết định tốt hơn nhiều về kinh tế,
môi trường hoặc các vấn đề xã hội. CMCN 4.0 cũng
góp phần cải thiện việc chuyển giao dữ liệu để lập
kế hoạch quản lý và kiểm soát trong chuỗi cung ứng
và chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, việc số hóa dữ liệu thu
thập và báo cáo theo thời gian thực cũng có nghĩa
là có ít cơ hội hơn cho việc báo cáo không chính
xác (thổi phồng hoặc giảm nhẹ thông tin), đồng thời
các bên liên quan cũng có thể tiếp cận với hệ thống
thông tin sẵn có để phục vụ cho mục đích riêng của
mình. Điều đó có nghĩa, các thông tin KTQT môi
trường sẽ kịp thời và có độ chính xác hơn nhờ vào
tính cập nhật theo thời gian của công nghệ thực.
Các thông tin KTQT môi trường cũng đầy đủ và sẵn
sàng cho các quyết định khác nhau của nhà quản trị.
Theo Roger Burritt and Katherine Christ (2016),
công nghệ Blockchain trong CMCN 4.0 cũng sẽ tạo
điều kiện cho nhà quản trị tại nhiều bộ phận thu
thập dữ liệu từ hệ thống dữ liệu chung và sử dụng
dữ liệu cho các mục đích khác nhau. Theo Ủy ban
Chứng khoán và Giao dịch Mỹ, Blockchain là một
công nghệ cho phép các giao dịch được tập hợp
thành khối và được ghi lại, cụ thể là cho phép sổ cái
có thể được truy cập bởi các máy chủ khác nhau và
các khối thông tin được xâu thành chuỗi bằng mật
mã theo trình tự thời gian.
Trong thực tế, công nghệ này cho phép sử dụng
hiệu quả hệ thống thông tin chung của DN, nhờ
vào việc cung cấp mã truy cập cho phép người
truy cập là nhà quản trị các bộ phận tiếp cận hạn
chế với những thông tin từ hệ thống chung để ra
quyết định phù hợp trong phạm vi quyền hạn của
mình, đảm bảo tính bảo mật của thông tin và sự
BẢNG 1: CÁC KHÁI NIỆM PHỔ BIẾN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG
STT
Tổ chức
Định nghĩa
Năm công bố
1 Ủy ban Bảo vệ
môi trường Mỹ
KTQT môi trường trong DN là quá trình nhận dạng, thu thập và phân tích các thông tin cơ bản
về môi trường dùng trong nội bộ đơn vị
1995
2
Ủy ban Phát
triển bền vững
Liên Hợp quốc
KTQT môi trường là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng 2 loại thông tin cho việc
ra quyết định nội bộ: Thông tin vật chất về việc sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng,
nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải) và thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và
tiết kiệm liên quan đến môi trường
2001
3 Liên đoàn Kế
toán quốc tế
KTQT môi trường là quá trình quản lý hoạt động kinh tế và môi môi trường. KTQT môi trường
thường đặc biệt liên quan đến chi phí theo chu kỳ sống, kế toán chi phí toàn bộ, đánh giá lợi
ích và hiệu quả, lập kế hoạch chiến lược cho quản lý môi trường
2005
Nguồn: Tác giả tổng hợp
BẢNG 2: NHỮNG LỢI ÍCH CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG
STT
Lợi ích
Cụ thể
1
Hỗ trợ kiểm soát
và tiết kiệm chi
phí cho DN
Bằng hệ thống các phương pháp xác định chi phí theo dòng vật liệu, theo chu kỳ sống sản phẩm, theo chi
phí đầy đủ… kế toán sẽ chỉ ra các yếu tố chính phát sinh chi phí môi trường trong hoạt động của DN. Từ
đó, giúp DN kiểm soát chi phí tốt hơn theo các quá trình hoạt động kinh doanh của mình; Phát hiện những
giai đoạn, quá trình sản xuất, sản phẩm tiêu hao nhiều vật liệu, năng lượng để đưa ra xử lý
2
Nâng cao khả
năng cạnh
tranh của DN
Thông tin do KTQT môi trường cung cấp giúp DN tránh được các chi phí không hợp lý như tiền phạt vi
phạm quy định về môi trường, chi phí khắc phục hậu quả môi trường… Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí, cải
thiện và giảm các rủi ro môi trường, tăng khả năng cạnh tranh do xu hướng tiêu dùng hiện nay là ưa thích
các sản phẩm xanh, sạch.
3
Tạo ra lợi thế
mang tính chiến
lược cho DN
Kế toán thông qua việc thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin có liên quan đến môi trường của DN một
cách đúng đắn, đáng tin cậy có thể giúp DN đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp hơn, thân
thiện với môi trường hơn, cải thiện hình ảnh DN và cải thiện lòng tin với các đối tượng có liên quan như
khách hàng, chính phủ… tạo ra lợi thế mang tính chiến lược cho DN trong kinh doanh.
Nguồn: Tác giả tổng hợp