Page 87 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

86
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
phân quyền trong DN. Đồng thời, giúp cải thiện
hiệu quả thông tin cho việc ra quyết định của nhà
quản trị gắn với môi trường trong khi tính bảo
mật lại rất cao. Ngoài ra, bằng việc sử dụng trí
tuệ nhân tạo, CMCN 4.0 có thể làm giảm bớt sự
can thiệp chủ quan của kế toán khi đưa ra các ước
tính kế toán như đánh giá rủi ro, lập dự phòng,
phân bổ chi phí…
Theo TS. Hoàng Thị Bích Ngọc (2018), công
nghệ điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo có
thể là giải pháp hữu ích cho việc quản trị và phân
tích hệ thống dữ liệu. Đối với các thông tin KTQT
môi trường, sự kết nối dữ liệu giữa các khâu, các
quá trình sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho
sự kết nối có tính hệ thống các số liệu vật chất và
tiền tệ, môi trường và kinh tế tạo điều kiện phân
tích và đánh giá tốt hơn các chỉ tiêu kinh tế môi
trường trong DN, cung cấp thông tin đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch, làm cơ sở cho việc
lập kế hoạch kỳ sau.
Một số đề xuất, khuyến nghị
CMCN 4.0 là xu hướng tất yếu trong lịch sử
nhân loại và Việt Nam - một nền kinh tế hướng
đến hội nhập toàn cầu với mục tiêu rõ ràng về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng không nằm
ngoài xu thế đó. Kỷ nguyên số đã và đang tạo nên
những biến đổi căn bản trong mọi mặt kinh tế - xã
hội, trong đó cả lĩnh vực quản trị DN. Tuy nhiên,
do đặc thù về ngành nghề kinh doanh, trình độ
trang bị kỹ thuật, con người… mà mức độ tác động
đến mỗi DN không giống nhau. Trong thời gian
tới, nhằm hoàn thiện công tác KTQT môi trường
trong bối cảnh CMCN 4.0 cần chú ý một số vấn đề
sau:
Về phía cơ quan quản lý:
Cần phối hợp với hiệp hội
nghề nghiệp để ban hành những chuẩnmực về kế toán
môi trường, quy định những thông tin môi trường
trình bày trong báo cáo cung cấp cho bên ngoài DN,
nhằm đảm bảo sự thống nhất quản lý về môi trường.
Có thể lựa chọn vận dụng từ kinh nghiệm liên quan
đến KTQT môi trường từ các quốc gia như: Mỹ, Đức,
Nhật Bản, Hàn Quốc (những quốc gia đang ứng dụng
mạnh mẽ thành quả của CMCN 4.0) cho phù hợp với
điều kiện hoạt động của DN mình.
Về phía nhà quản trị DN:
Cần thay đổi nhận thức
và trách nhiệm xã hội của mình đối với vấn đề môi
trường nói chung và việc sử dụng hiệu quả công cụ
KTQT môi trường nói riêng, bởi những hiệu quả
kinh tế thiết thực mà hoạt động này mang lại cho
DN. Các nhà quản trị DN cũng cần thường xuyên
quan tâm cập nhật và thực hiện kế toán môi trường
trong các DN, các xu hướng công nghệ cũng như
đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0
vào hoạt động điều hành DN nói chung và KTQT
nói riêng. Đồng thời, chú trọng đào tạo nguồn nhân
lực và đầu tư nguồn lực tài chính cho bộ máy kế
toán, trong đó có kế toán môi trường bởi một khi
không kiểm soát được những chi phí từ môi trường,
hậu quả kinh tế đối với DN sẽ rất lớn.
Đối với nhân viên kế toán:
Không ngừng nâng cao
trình độ, đặc biệt là trình độ công nghệ thông tin để
nắm bắt được các ứng dụng mới như phục vụ cho
công tác kế toán và tham mưu cho nhà quản trị DN.
Thực tế, trong quá trình thu thập, xử lý, phân tích
thông tin môi trường cho các quyết định của nhà
quản trị khá phức tạp, có nhiều kỹ thuật khó cần
có sự am hiểu toàn diện về quy trình công nghệ sản
xuất, các tác động môi trường và chuyên môn kế
toán nên nhà quản trị chưa chắc có thể nắm hết, do
đó vai trò của kế toán sẽ trở nên quan trong hơn.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13;
2. TS. Hoàng Thị Bích Ngọc (2018), Cách mạng công nghiệp 4.0 và kế toán
quản trị môi trường trong các doanh nghiệp chế biến dầu khí thuộc Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam;
3. ThS. Huỳnh Thị Thanh Thúy (2017), Vận dụng kế toán môi trường tại các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tài chính;
4. Roger Burritt and Katherine Christ (2016) “Industry 4.0 and environmental
accounting: a new revolution?”, Asian Journal of Sustainability and Social
Responsibility;
5. Lea Hart (2017), How Industry 4.0 will change accounting, Journal of
Accountancy.
BẢNG 3: CẢI THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA THÀNH TỰU CỦA CMCN 4.0
STT
Hiệu quả
1
Có thể lấy được những dữ liệu mà khó hoặc không thể tiếp cận được trước đó
2
Nâng cao chất lượng dữ liệu thông qua độ chính xác và chi tiết cao hơn về môi trường, hiệu quả, đảm bảo dữ liệu và các mục
đích ra quyết định khác của nhà quản trị hoặc các đối tượng liên quan
3
Việc truyền dữ liệu được cải thiện để phục vụ cho việc kiểm soát và quản trị
4
Tạo điều kiện trong việc trích xuất dữ liệu chung phục vụ nhu cầu của nhà quản trị và các đối tượng liên quan
5
Tạo nền tảng cho cơ sở hạ tầng sản xuất hiện tại, từ đó làm giảm chi phí đầu tư
Nguồn: Asian Journal of Sustainability and Social Responsibility (2016)