Page 89 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

88
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
để ban hành đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - tài
chính và phù hợp với khả năng trình độ của cán bộ
trong DN. Theo đó, báo cáo tài chính của các DN
siêu nhỏ được hướng dẫn đơn giản, gọn nhẹ giúp
DN dễ thực hiện, góp phần tiết kiệm chi phí kế toán
và tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, việc áp dụng công tác kế toán quản trị
của các DN nói chung và các DN khởi nghiệp nói
riêng ở nước ta vẫn chưa thực sự phổ biến, trong đó
có thể nhận diện một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất,
các nhà quản trị DN chưa thực sự quan
tâm đến công tác kế toán quản trị tại DN. Do các DN
khởi nghiệp thường khó khăn về vốn, nên gần như
các DN chỉ quan tâm đến làm sao có thể tồn tại, phát
triển và tạo được lợi nhuận.
Đối với những DN nhận được nguồn tài trợ của
các NĐT bên ngoài thì áp lực về lợi nhuận cũng rất
lớn, do vậy khó có thể dành thời gian cho công tác
kế toán quản trị. Có thể nói, bắt nguồn từ nhận thức
của nhà quản trị DN khởi nghiệp, nên kế toán quản
trị chưa quan tâm hoặc ít chú ý tới việc tổ chức bộ
máy kế toán quản trị của DN mình, cũng như hiểu
rõ được tầm quan trọng của kế toán quản trị trong
việc cung cấp các thông tin để đưa ra quyết định
điều hành, từ đó dẫn tới các chiến lược kinh doanh
và quản lý điều hành DN chưa thực sự hiệu quả.
Hệ quả tất yếu là làm giảm sức cạnh tranh trên thị
trường, ảnh hưởng đến sự tồn vong của DN.
Thứ hai,
thiếu nguồn lực tài chính và con người
dành cho công tác kế toán quản trị. Do các DN khởi
nghiệp ở Việt Nam đa phần là DN có quy mô nhỏ
và vừa nên nguồn lực tài chính dành cho công tác
kế toán quản trị còn hạn chế, trong khi DN còn phải
dành nhiều nguồn lực cho các hoạt động khởi nghiệp
khác. Hiện nay, để có một hệ thống kế toán tốt, đặc
biệt là hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp thông
tin hữu hiệu cho nhà quản trị, DN cần phải đầu tư
một khoản phí không nhỏ để đào tạo nhân viên kế
toán quản trị và các chi phí vận hành khác. Điều này
khiến cho các nhà quản trị phải cân nhắc tính cấp
thiết của các khoản đầu tư dành cho kế toán quản trị.
Đây chính là một trong những nguyên nhân mà các
DN khởi nghiệp Việt Nam chưa muốn áp dụng kế
toán quản trị vào DN của mình.
Thứ ba,
phần nhỏ các DN đã áp dụng kế toán
quản trị thì chỉ mới áp dụng sơ khai, đơn giản là
sự kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản
trị, chưa khai thác triệt để công cụ kế toán quản trị
vào DN. Bên cạnh đó, các nhà quản trị DN còn lúng
túng khi nghiên cứu nội dung kế toán quản trị để áp
dụng thực tế vào DN.
Thực tế cho thấy, đa phần các DN khởi nghiệp mới
thành lập nên năng lực quản lý của các nhà quản trị
còn hạn chế. Các quyết định thường bị chi phối bởi
yếu tố cảm tính hơn là tuân thủ các nguyên tắc, kỹ
năng, kiến thức quản trị, chưa sử dụng một cách hợp
lý các nguồn lực sẵn có cũng như xác định vai trò quan
trọng của công tác kế toán quản trị, dẫn đến các quyết
định điều hành cũng như việc hoạch định chiến lược
kinh doanh chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh trên thị trường và thu hút vốn đầu tư vào
DN, từ đó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của DN.
Thứ tư,
về mô hình tổ chức bộ máy kế toán. Hiện
nay, các DN chỉ tổ chức bộ máy kế toán tài chính, còn
bộ máy kế toán quản trị chưa được quan tâm và đầu
tư. Nhân viên kế toán hầu hết chỉ có kinh nghiệm về
kế toán tài chính, còn kiến thức về kế toán quản trị
chưa được đào tạo bài bản nên khó thực hiện các công
việc của kế toán quản trị. Một số DN khởi nghiệp với
mục tiêu giảm chi phí đã thực hiện giải pháp là thuê
kế toán viên làm ngoài giờ hoặc thuê những người
có trình độ thấp với chi phí có thể chấp nhận được.
Hoặc đội ngũ nhân viên kế toán với số lượng ít và
hầu hết chỉ có kinh nghiệm về kế toán tài chính, còn
kiến thức về kế toán quản trị chưa được đào tạo bài
bản. Chính vì vậy, dẫn tới bộ phận kế toán nói chung
và kế toán quản trị nói riêng của DNmanh mún, kiến
thức về kế toán quản trị chưa cao, hoạt động kém
hiệu quả và thông tin cung cấp cho các nhà quản trị
không kịp thời, chính xác để ra quyết định.
Thứ năm,
hầu hết các DNNVV nói chung và DN
khởi nghiệp nói riêng chỉ mới phân loại chi phí theo
nội dung kinh tế hay theo mục đích của chi phí phục
vụ cho việc lập báo cáo tài chính, chứ không phân
loại chi phí phục vụ cho kế toán quản trị (phân loại
chi phí theo ứng xử, phân loại chi phí sử dụng trong
HÌNH 1: QUY TRÌNH HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG DOANH NGHIỆP
Nguồn: Nguyễn Hồng Sương (2018)