Page 92 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
91
Nguyễn Thị Thu Hương (2013) đã hệ thống hóa
các vấn đề cơ bản về công tác kế toán trong các
đơn vị sự nghiệp, thực trạng công tác kế toán và
đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác kế
toán phục vụ cho quản lý tài chính trong các đơn
vị sự nghiệp thuộc Sở khoa học và công nghệ Đà
Nẵng. Với các hướng nghiên cứu tương tự, Võ
Thị Tuyết Nga (2014) nghiên cứu tổ chức công
tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp
tỉnh Quảng Nam; Đặng Thị Thảo Nguyên (2015)
cũng tập trung nghiên cứu công tác kế toán tại
các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Xây Dựng TP. Đà
Nẵng... Nhìn chung, các nghiên cứu đã phần nào
hoàn thiện công tác kế toán tại các đơn vị thuộc
đơn vị dự toán cấp II- là đơn vị trực thuộc đơn vị
dự toán cấp I, có trách nhiệm nhận dự toán ngân
sách của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ cho đơn
vị dự toán cấp III, có trách nhiệm tổ chức điều
hành quản lý kính phí của cấp mình và đơn vị
dự toán cấp dưới. Trên cơ sở đó, bài viết đi sâu
nghiên cứu vấn đề tổ chức kế toán tại các trường
trung học cơ sở ở tỉnh Bình Dương - là đơn vị dự
toán cấp III.
Kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách
Thông qua kết quả phỏng vấn trao đổi theo các
mẫu câu hỏi đã được soạn sẵn và thu thập phiếu
khảo sát từ 11 trường trung học cơ sở tại tỉnh Bình
Dương, kết quả thu được như sau:
Về tổ chức, vận dụng chứng từ kế toán:
Các đơn vị hiện đang áp dụng hệ thống biểu
mẫu chứng từ kế toán đúng theo quy định hiện
hành. Các khoản chi được lập đầy đủ chứng từ theo
mẫu quy định. Hồ sơ, chứng từ sau khi thực hiện
được phân loại ghi sổ đưa vào lưu trữ. Bên cạnh
đó, còn một số điểm hạn chế như: Việc mở sổ đăng
ký mẫu chữ ký chưa thực hiện đầy đủ; Chứng từ
điện tử hiện nay chưa được sử dụng; Việc tổ chức,
vận hành công tác kế toán quản trị chưa được chú
trọng, chưa mang tính hệ thống và khoa học.
Về tổ chức, vận dụng tài khoản kế toán:
Theo kết quả khảo sát hiện nay, các đơn vị sử
dụng hệ thống tài khoản kế toán đúng quy định.
Phần mềm kế toán sử dụng tại đơn vị cho phép theo
dõi chi tiết nguồn kinh phí theo danh mục nguồn
được khai báo, nên kế toán không phải mở thêm các
tài khoản chi tiết để theo dõi theo từng nguồn kinh
phí. Bên cạnh đó, còn một số điểm chưa tốt. Nhiều
đơn vị còn một số tài khoản chưa được sử dụng để
ghi chép các nghiệp vụ kế toán phát sinh (ví dụ tài
khoản 152, 153, 213). Một số đối tượng kế toán phát
sinh chưa được kế toán mở thêm tài khoản chi tiết
để theo dõi, chưa cung cấp thông tin kịp thời cho
nhà quản lý khi cần.
Về tổ chức, vận dụng sổ kế toán:
Hiện nay, các đơn vị đang áp dụng hình thức
kế toán chứng từ ghi sổ. Trên cơ sở hình thức kế
toán đã lựa chọn, các đơn vị sử dụng hầu như
toàn bộ các mẫu sổ kế toán trong danh mục sổ
kế toán quy định. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào
các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng
từ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có
để nhập dữ liệu vào máy tính. Sau đó, cuối quý
kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo
cáo tài chính.
Về tổ chức, lập, nộp báo cáo tài chính:
Qua khảo sát hiện nay tất cả các đơn vị đang
vận dụng hệ thống báo cáo tài chính theo quy định
chung của Bộ Tài chính. Việc lập, nộp và công khai
báo cáo tài chính đúng theo mẫu biểu quy định,
đảm bảo nội dung, phương pháp lập tạo điều kiện
cho công tác thẩm định, kiểm tra. Ngoài ra, vẫn
còn một số điểm tồn tại. Số liệu báo cáo tài chính,
báo cáo quyết toán chưa đầy đủ; Thời gian lập báo
cáo tài chính còn chậm so với quy định; Các đơn vị
chưa chú trọng đến việc lập báo cáo nội bộ trên cơ
sở phân tích so sánh kết quả hoạt động thực tế với
số liệu dự báo, dự toán.
Về tổ chức bộ máy kế toán:
Công tác kế toán được tập trung ở bộ phận kế
toán tại phòng kế toán. Các đơn vị trang bị đầy đủ
máy móc, thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác kế
toán. Tuy nhiên, công tác tổ chức lưu trữ tài liệu kế
toán chưa khoa học. Việc tìm kiếm gặp nhiều khó
khăn và mất nhiều thời gian, các thủ tục thanh toán
vẫn còn mang tính hành chính.
Về tổ chức kiểm tra kế toán:
Qua kết quả khảo sát cho thấy, các đơn vị đều
có xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm và
được thông qua tại hội nghị cán bộ công chức và
thực hiện công tác kiểm tra, tự kiểm tra tài chính,
nhằm kiểm tra các khoản thu chi theo đúng quy
định, đúng dự toán được quy định trong quy chế
chi tiêu nội bộ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại các
đơn vị này lại không có bộ phận kiểm soát nội bộ
hay kiểm toán nội bộ chỉ có thanh tra nhà trường.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán:
Phần mềm kế toán đang áp dụng là MISA
Mimosa.NET 2012 cho đơn vị hành chính sự
nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
kế toán nhận được nhiều lợi ích, giúp công việc kế
toán nhanh chóng, chính xác. Tất cả các báo cáo
về bảo hiểm như việc tăng hệ số lương, giảm lao
động, giải quyết chế độ thai sản… đều được thực