Page 10 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
9
người tiêu dùng Mỹ có thể trở thành đối
tượng chịu thiệt thòi đầu tiên do giá cả
các hàng hóa nhập khẩu tăng lên. Ngành
nông nghiệp và hàng không của Mỹ có
thể là 2 lĩnh vực hứng chịu các biện pháp
trả đũa từ phía Trung Quốc.
Nông nghiệp hiện là lĩnh vực xuất
siêu của Mỹ với Trung Quốc. Việc đánh
thuế này có thể ảnh hưởng mạnh đến
nông dân Mỹ, trong đó có một bộ phận
không nhỏ cử tri bỏ phiếu cho Tổng
thống Donald Trump trong cuộc bầu cử
Tổng thống Mỹ năm 2016.
Việc Bắc Kinh áp khoản thuế mới
này lên ngành chăn nuôi được dự báo
sẽ khiến sản phẩm này không còn giữ
được mức giá cạnh tranh trên thị trường
Trung Quốc. Nếu việc áp thuế Trung
Quốc cũng như việc đàm phán lại thỏa
thuận thương mại với đồng minh không
thu được kết quả như mong đợi, nhiều
khả năng kế hoạch thu thêm lá phiếu
cử tri cho đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa
nhiệm kỳ của Tổng thống Trump sẽ gặp thất bại.
Về phía Bắc Kinh, các biện pháp trả đũa cũng là
một canh bạc lớn và có thể gây phản tác dụng với
chính nền kinh tế Trung Quốc. Không chỉ doanh
nghiệp Mỹ, nhiều doanh nghiệp châu Âu đã lên tiếng
bày tỏ sự bất bình về việc môi trường kinh doanh
tại Trung Quốc ngày càng khó khăn, liên quan đến
việc vi phạm sở hữu trí tuệ, bị buộc chuyển giao công
nghệ hoặc các ưu đãi công khai quá mức của Chính
phủ Trung Quốc dành cho doanh nghiệp bản địa.
Nếu các bất đồng thương mại và vấn đề bảo hộ
sở hữu trí tuệ chậm được giải quyết, Trung Quốc sẽ
tiếp tục không được Mỹ và EU công nhận là nền kinh
tế thị trường. Điều này là bất lợi lớn đối với Trung
Quốc. Cánh cửa đầu tư vào thị trường Mỹ của doanh
nghiệp Trung Quốc sẽ tiếp tục gặp khó khăn...
Tác động đến kinh tế Việt Nam
từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc
Xét về lý thuyết, các nước trong khu vực châu Á sẽ
có cơ hội bù đắp vào chuỗi cung ứng hàng hóa cho Mỹ
thay Trung Quốc, tuy nhiên thực tế vấn đề phức tạp
hơn nhiều bởi đa số hàng hóa xuất đi của các nước này
được Trung Quốc nhập khẩu rồi gia công bán sangMỹ.
Việt Nam được dự báo sẽ bị tác động rất nhiều từ vòng
xoáy của cuộc “chiến tranh thương mại” này theo cả
2 chiều hướng tiêu cực lẫn tích cực. Trong ngắn hạn,
có nhiều yếu tố để có thể lạc quan, nhưng về dài hạn,
“chiến tranh thươngmại”mang đến những nguy cơ rủi
ro tiềm ẩn cho Việt Nam.
Tác động tích cực
Thứ nhất,
xuất hiện những cơ hội mới: Cuộc chiến
này có thể sẽ giúp Việt Namgia tăng quá trình chuyển
dịch cơ cấu thị trường, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị
trường Trung Quốc khi mà chi phí nhân công và các
ưu đãi về thuế đang mất dần.
Thứ hai,
việc Mỹ áp thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu của Trung Quốc sẽ làm cho hàng hóa của nước
này kém khả năng cạnh tranh hơn, thậm chí còn tạo
ra xu hướng dịch chuyển nhập khẩu hàng hóa của
Mỹ từ Trung Quốc sang các thị trường thay thế khác,
trong đó có Việt Nam. Các mặt hàng nông, lâm, thủy
sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hiện nay chất
lượng khá tương đồng với hàng xuất khẩu của Trung
Quốc. Theo dự đoán của các chuyên gia từ Deutsche
Bank Hong Kong, xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ
thời gian tới sẽ tăng khoảng 1,7%.
Thứ ba,
việc Trung Quốc đáp trả bằng việc áp thuế
đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, trong đó có các
mặt hàng nông sản, cũng có thể tạo cơ hội gia tăng
xuất khẩu các nhóm mặt hàng này của Việt Nam.
Hiện nay, Trung Quốc đang rất ưa chuộng các mặt
hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và có thể sẽ
xem xét nhập khẩu nhiều hơn các mặt hàng này từ
Việt Nam.
Thứ tư,
mặc dù, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam là khá lớn, tuy nhiên doanh nghiệp
Việt Nam lại phải nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu
BẢNG 1: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
TỚI GDP THẾ GIỚI (%) *
(*) Dự báo cho trường hợp áp thuế 37 tỷ USD của Mỹ
Nguồn: Dự báo từ mô hình Nigem của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia