Page 100 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
99
Mô hình huy động vốn từ cộng đồng
Fintech huy động vốn từ cộng đồng cho phép
tạo ra các sản phẩm, phương tiện và ý tưởng mới
hoặc gây quỹ từ thiện hoặc quỹ mạo hiểm. Huy
động vốn từ cộng đồng bao gồm ba bên (người khởi
xướng dự án hoặc doanh nghiệp cần tài trợ, những
người đóng góp tài trợ cho ý tưởng hoặc dự án; tổ
chức trung gian tạo điều kiện cho sự tham gia giữa
những người đóng góp và người khởi xướng). Tổ
chức trung gian cho phép người đóng góp truy cập
thông tin về các ý tưởng kinh doanh mới và cơ hội
tài trợ khác nhau để phát triển sản phẩm, dịch vụ.
Huy động vốn từ cộng đồng dựa trên phần thưởng
là một lựa chọn gây quỹ hấp dẫn cho nhiều DN nhỏ
và dự án sáng tạo. Trong trường hợp cần phải trả phí
cho số tiền huy động từ cộng đồng, người vay có thể
tự đặt lãi suất vừa phải và có thể đảm bảo hoàn tiền
trong khoảng thời gian cam kết (Mollick, 2014). Đối với
những người ủng hộ dự án, DN thường tặng một số
loại phần thưởng khi sản phẩm, dịch vụ đã được hoàn
thành. Huy động vốn từ cộng đồng dựa trên đóng góp
là một cách để kiếm tiền cho một dự án từ thiện bằng
cách yêu cầu các nhà tài trợ đóng góp tiền. Trong đó,
nhà tài trợ không nhận được gì ngoài một số hình thức
ghi nhận phi tiền tệ. Huy động vốn từ cộng đồng dựa
trên vốn chủ sở hữu làmột lựa chọn hấp dẫn đối với các
công ty vừa và nhỏ khi mà các SMEs ít được quan tâm
từ phía các ngân hàng truyền thống. Hình thức này cho
phép các SMEs tiếp cận các nhà đầu tư quan tâm đến
việc giành được vốn chủ sở hữu trong hoạt động khởi
nghiệp hoặc đang được nhà đầu tư khác nắm giữ.
Mô hình kinh doanh cho vay
Cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh P2P
là một xu hướng lớn trong fintech. Fintech cho vay
P2P cho phép các cá nhân và DN vay mượn lẫn
nhau. Với cơ cấu hiệu quả, các công ty cho vay P2P
có thể cung cấp lãi suất thấp và quy trình cho vay
đơn giản. Khác với ngân hàng, những fintech này
về mặt kỹ thuật không liên quan đến việc cho vay,
vì chúng chỉ đơn giản là kết hợp người cho vay với
người vay và thu phí của người dùng.
Fintech cho vay có nhiều điểm lợi thế ở chỗ sử
dụng các mô hình thay thế tín dụng, nguồn dữ liệu
trực tuyến, phân tích dữ liệu, dự báo các rủi ro, quy
trình cho vay nhanh và chi phí vận hành thấp.
Mô hình kinh doanh thị trường vốn
Các mô hình kinh doanh mới của fintech nắm
giữ toàn bộ các lĩnh vực thị trường vốn như đầu tư,
ngoại hối, giao dịch, quản lý rủi ro và nghiên cứu thị
trường. Một lĩnh vực đầy hứa hẹn của thị trường vốn
fintech là giao dịch. Thương mại fintech cho phép,
các nhà đầu tư và thương nhân kết nối với nhau để
thảo luận và chia sẻ kiến thức, đặt hàng để mua bán
hàng hóa và chứng khoán và theo dõi rủi ro trong
thời gian thực. Một lĩnh vực khác của mô hình kinh
doanh thị trường vốn fintech là các giao dịch bằng
ngoại tệ. Các giao dịch bằng ngoại tệ là một dịch vụ
bị chi phối bởi các tổ chức tài chính. Fintech giảm rào
cản và chi phí cho các cá nhân và DN vừa và nhỏ
tham gia vào các giao dịch ngoại tệ trên toàn thế giới.
Người dùng có thể xem giá trực tiếp và gửi nhận
tiền bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau một cách an
toàn trong thời gian thực, tất cả thông qua thiết bị
di động của họ. Fintech thị trường vốn điển hình có:
Robinhood, eToro, Magna, Estimize, và Xoom.
Mô hình dịch vụ bảo hiểm
Trong kinh doanh bảo hiểm, fintech tạo cơ chế
giao dịch trực tiếp giữa công ty bảo hiểm và khách
hàng. Họ sử dụng phân tích dữ liệu để tính toán và
đưa ra giá giao dịch phù hợp với khả năng rủi ro.
Và một khi nhóm khách hàng tiềm năng mở rộng,
khách hàng được cung cấp sản phẩm để đáp ứng
nhu cầu cá biệt hóa của họ. Đặc biệt là quy trình
thanh toán cũng được hợp lý hóa tối đa. Mô hình
kinh doanh fintech bảo hiểm dường như được các
nhà bảo hiểm truyền thống chấp nhận dễ dàng.
Công nghệ này cho phép các công ty bảo hiểm mở
rộng việc thu thập dữ liệu của họ sang các nguồn
phi truyền thống để bổ sung các mô hình truyền
thống, cải thiện tích cực quá trình phân tích rủi ro.
Dịch vụ bảo hiểm fintech điển hình bao gồm Censio,
CoverFox, The Zebra, Sureify Labs và Ladder.
Hiện tại, ngành Tài chính đang trải qua sự thay đổi
chưa từng có, theo đó, một loạt sản phẩm tài chính
truyền thống đang được thử thách bởi các sản phẩm
fintech cải tiến. Công nghệ chuỗi khối đang cách mạng
hóa nhiều dịch vụ tài chính truyền thống với bảo mật
giao dịch tốt hơn, nhanh hơn với chi phí thấp hơn.
Đổi mới Fintech có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ bối
cảnh tài chính trong tương lai gần. Giống như bất kỳ
sự đổi mới nào, sức mạnh đột phá của fintech sẽ thể
hiện rõ ràng khi thị trường phát triển.
Tài liệu tham khảo:
1. Accenture. (2016a), Global FinTech investment growth continues in 2016
driven by Europe and Asia, Accenture study finds;
2. BNY Mellon. (2015), Innovation in payments: The future is FinTech;
3. Diemers, D., Lamaa, A., Salamat, J., & Steffens, T. (2015), Developing a
FinTech ecosystem in the GCC. Strategy;
4. E. Mollick (2014), The dynamics of crowdfunding: An exploratory study.
Journal of Business Venturing.