Page 99 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

98
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
chính sách kinh tế, các chính phủ có các quy định
khác nhau như cấp phép dịch vụ tài chính, giảm
thiểu các yêu cầu về vốn, ưu đãi thuế… cho các công
ty khởi nghiệp fintech để kích thích đổi mới fintech
và tạo điều kiện cạnh tranh tài chính toàn cầu.
Khách hàng là nguồn tạo doanh thu cho các công
ty fintech. Trong khi các tổ chức lớn là nguồn thu quan
trọng cho các công ty tài chính truyền thống, thì nguồn
doanh thu chủ yếu cho các công ty fintech là các khách
hàng cá nhân và các DN vừa và nhỏ. Những người sử
dụng fintech là những cá nhân có hiểu biết về công
nghệ, trẻ tuổi, ở thành thị và có thu nhập cao. Hiện
nay, những người từ 18 đến 34 tuổi chiếm một phần
đáng kể sử dụng fintech ở hầu hết các quốc gia. Cấu
trúc nhân khẩu học trong tương lai rất thuận lợi cho
các công ty fintech trong vài thập kỷ tới, nhóm dân cư
sử dụng công nghệ cao sẽ chiếm phần lớn dân số và
thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ fintech.
Các tổ chức tài chính truyền thống cũng là động lực
chính trong hệ sinh thái fintech. Sau khi nhận ra sức
mạnh của fintech, các định chế tài chính truyền thống
đã đánh giá lại các mô hình kinh doanh hiện tại của
họ và phát triển các chiến lược để nắm lấy sự đổi mới
và sáng tạo. Các tổ chức tài chính truyền thống có lợi
thế cạnh tranh trong nền kinh tế về quy mô và nguồn
lực tài chính so với các công ty khởi nghiệp fintech.
Tuy nhiên, các tổ chức tài chính truyền thống có xu
hướng tập trung vào các dịch vụ đi kèm, cung cấp các
sản phẩm và dịch vụ tài chính toàn diện cho người
tiêu dùng hơn là các sản phẩm và dịch vụ chuyên biệt
và chưa được phân loại. Ban đầu, các tổ chức tài chính
truyền thống coi fintech là mối đe dọa, nhưng họ dần
chuyển sang cộng tác với các công ty khởi nghiệp
fintech với các điều khoản tài trợ khác nhau. Đổi lại,
họ có thể học hỏi được từ các công ty khởi nghiệp này
để đi đầu trong công nghệ (Yang, 2015).
Các mô hình kinh doanh Fintech
Theo một báo cáo của Accenture (2016a), hơn 50
tỷ USD đã được đầu tư vào gần 2.500 công ty fintech
kể từ năm 2010, khi những DN này xác định lại cách
thức mà mọi người lưu trữ, tiết kiệm, vay, đầu tư,
di chuyển, chi tiêu và bảo vệ tiền. Hiện tại, có một
số loại hình kinh doanh fintech có sự tham gia ngày
càng đông đảo các công ty mới khởi nghiệp: Dịch vụ
thanh toán, quản lý tài sản, huy động vốn từ cộng
đồng, cho vay, thị trường vốn và dịch vụ bảo hiểm.
Mô hình kinh doanh dịch vụ thanh toán
Thanh toán tương đối đơn giản so với các sản
phẩm và dịch vụ tài chính khác. Các công ty Fintech
tập trung vào các khoản thanh toán có thể thu được
khách hàng nhanh chóng với chi phí thấp hơn và
họ cũng rất linh hoạt trong việc đổi mới và áp dụng
các phương tiện thanh toán mới. Hai thị trường
thanh toán fintech chủ yếu là thanh toán tiêu dùng
- bán lẻ và thanh toán bán buôn - DN. Thanh toán
là một trong những dịch vụ tài chính bán lẻ được
sử dụng nhiều nhất diễn ra hàng ngày, cũng là
dịch vụ tài chính được quản lý ít nhất. Theo BNY
Mellon (2015), fintech tiêu dùng - bán lẻ bao gồm
ví di động, thanh toán di động ngang hàng (P2P),
ngoại hối và chuyển tiền, thanh toán theo thời gian
thực và các giải pháp tiền kỹ thuật số. Những dịch
vụ này cung cấp cho khách hàng nhiều giải pháp
thanh toán khác nhau về tốc độ, sự tiện lợi và khả
năng truy cập đa kênh.
Hiện nay, dịch vụ thanh toán di động trên thiết bị
di động đã rất phổ biến. Rất nhiều hình thức đang
được sử dụng như tính phí hóa đơn, giao tiếp NFC,
quét mã vạch hoặc mã QR, thanh toán thẻ tín dụng
và thanh toán trực tiếp trên thiết bị di động. Ứng
dụng thanh toán di động dựa trên NFC được biết
đến rộng rãi nhất là Google Wallet, Apple Pay và
Samsung Pay. Một mô hình kinh doanh thanh toán
phổ biến khác là dịch vụ thanh toán P2P. Người
dùng hiện có thể hoàn tiền cho nhau bằng các ứng
dụng như PayPal và Venmo miễn phí.
Mô hình quản lý tài sản
Một trong những mô hình phổ biến là tư vấn
quản lý tài sản tự động. Những nhà tư vấn tự động
này sử dụng các thuật toán để đề xuất một danh
mục nắm giữ các tài sản để đầu tư dựa trên sở thích
và đặc điểm đầu tư của khách hàng. Sự thay đổi cấu
trúc dân cư và hành vi của người tiêu dùng chuyển
dần sang xu hướng thích cơ chế đầu tư tự động và
thụ động với cấu trúc phí đơn giản và minh bạch,
cho phép đặt các hạn mức giao dịch tối thiểu hoặc
không giới hạn. Một cuộc khảo sát của Viện CFA
vào tháng 4/2016 cho thấy, phần lớn những người
tham gia khảo sát quan tâm về các đặc điểm gây ảnh
hưởng mà các công ty fintech này có trong lĩnh vực
quản lý tài sản (Sanicola, 2016).
Fintech sẽ định hình lại ngành công nghiệp
tài chính bằng cách cắt giảm chi phí, nâng cao
chất lượng dịch vụ và tạo ra một hệ thống tài
chính đa dạng và ổn định hơn cho phép các cá
nhân hoặc doanh nghiệp truy cập tài khoản,
giao dịch kinh doanh và lấy thông tin về các
sản phẩm và dịch vụ tài chính mà không phải
liên hệ trực tiếp với các công ty tài chính.