Page 117 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

116
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
chết; 8.166 nhà bị đổ, trôi; 610.000 nhà bị ngập, hư
hỏng và di dời khẩn cấp; 277 km đê cấp III, kè và 868
km kênh mương, bờ sông bờ biển bị sạt lở; nhiều hồ
đập, kênh mương thủy lợi bị hư hỏng; 7,0 triệu m3 đất
đá đường giao thông bị sạt lở… Tổng thiệt hại về kinh
tế do thiên tai gây ra năm 2017 ước khoảng 60.000 tỷ
đồng (tăng 300% so với trung bình nhiều năm). Riêng
trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước đã xảy ra 14 loại
hình thiên tai bao gồm 02 cơn bão, 02 áp thấp nhiệt
đới, 88 trận dông, lốc sét, 07 trận lũ quét, sạt lở đất, 07
đợt gió mạnh trên biển, 04 đợt rét đậm, rét hại; nắng
nóng trên diện rộng… trong đó, đặc biệt phải kể đến
là đợt lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía
Bắc từ ngày 23/6 đến 26/6/2018 đã gây thiệt hại lớn
về người và tài sản. Tổng số có 75 người chết và mất
tích, thiệt hại về kinh tế ước tính trên 868,5 tỷ đồng.
Cùng với sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa, việc khai thác quá mức tài nguyên
thiên nhiên trong những năm qua đã làm gia tăng các
rủi ro thiên tai.
Thời gian qua, Việt Nam đã chú trọng việc xây
dựng và thực hiện các chính sách tài chính nhằm
phòng, chống, ứng phó, giảm nhẹ và phục hồi sau
thiên tai. Bên cạnh các nhóm chính sách về chi ngân
sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính, bảo hiểm… có
thể kể đến nhóm chính sách chi quỹ ngoài ngân sách,
trong đó điển hình là Quỹ phòng, chống thiên tai
được hình thành theo Luật Phòng, chống thiên tai
năm 2014.
Thi hành Luật Phòng, chống thiên tai, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày
17/10/2014 quy định về việc thành lập và quản lý Quỹ
Phòng, chống thiên tai. Quỹ Phòng, chống thiên tai
hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được thành
lập ở cấp tỉnh và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
Thiên tai tại Việt Nam và hoạt động
của Quỹ Phòng, chống thiên tai
Là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng
nề nhất do biến đổi khí hậu, trong 20 năm qua, Việt
Nam đã phải hứng chịu hầu hết các loại hình thiên
tai, gây tổn thất lớn về người và tài sản. Trung bình
mỗi năm thiên tai làm trên 400 người chết và mất tích,
thiệt hại vật chất khoảng 1-1,5%GDP, gây ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường, điều kiện sống cũng như
các hoạt động kinh tế - xã hội.
Năm 2017, thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề về
người và tài sản, để lại những hậu quả khó khắc phục
và làm giảm tăng trưởng của nền kinh tế: 386 người
NÂNG CAOHIỆUQUẢHOẠT ĐỘNG
QUỸ PHÒNG, CHỐNGTHIÊNTAI TẠI VIỆT NAM
ThS. NGUYỄN VĂN HÙNG
- Vụ Kế hoạch, Tài chính - Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và PTNT) *
Biến đổi khí hậu, thiên tai đã và đang có xu hướng ngày càng gia tăng trên thế giới và Việt Nam. Trước
thực trạng đó, trong những nămqua, Việt Namđã có nhiều chính sách tài chính để phòng tránh, khắc
phục và giảmnhẹ thiên tai, trong đó có việc hình thành Quỹ Phòng, chống thiên tai. Quamột thời gian
triển khai thu, chi, Quỹ Phòng, chống thiên tai đã phát sinhmột số bất cập, hạn chế, đòi hỏi phải có
giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ trong thời gian tới.
Từ khóa: Quỹ Phòng, chống thiên tai, thiên tai, biến đổi khí hậu
IMPROVING EFFICIENCY OF FUNDS FOR NATURAL CALAMI-
TY AND DISASTER PREVENTION IN VI-ETNAM
Due to the impacts of climate change, natural
calamities are becoming more frequent and
serious in the world and in Vietnam. To
counter this fact, in recent years, Vietnam has
released different finan-cial policies to prevent,
fight or relieve the damages of calamities. After
a time of conducting collection and allocation
of funds for natural calamity and disaster
prevention, there have been limitations and
weaknesses that need to be improved for better
performance in the future.
Keywords: Funds for natural calamity and disaster
prevention, natural calamity, climate change
Ngày nhận bài: 16/7/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 2/8/2018
Ngày duyệt đăng: 7/8/2018
*Email:
nguyenvanhung1905@gmail.com