Page 123 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

122
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn mua thực phẩm sạch tại TP. Hồ Chí Minh, từ
đó xác định xác suất người tiêu dùng chọn mua
thực phẩm sạch bằng mô hình hồi quy tuyến tính
nhị phân (Binary Logistics). Cấu trúc bảng hỏi gồm
5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc có dạng nhị phân.
Dữ liệu được thu thập từ việc khảo sát ngẫu nhiên
357 người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh trong
tháng 3/2018 và được xử lý bằng phần mềm SPSS.
Phương trình hồi quy tuyến tính nhị phân có
dạng tổng quát như sau:
Trong đó: Y là một biến nhị phân, chứa hai giá
trị 0 và 1
(Y=1)= P là xác suất xảy ra quyết định chọn mua
thực phẩm sạch
Y=0= 1-P là xác suất không xảy ra quyết định
chọn mua thực phẩm sạch
X là biến độc lập
Từ (1), phương trình tính xác suất để Y=1 xảy ra
khi X=Xi có dạng như sau:
Từ (2) suy ra:
Như vậy trong điều kiện các biến độc lập khác
không đổi khi Xi tăng hoặc giảm 1 đơn vị thì Ln (p/
(1-p)) tăng hoặc giảm 1 lần tức Y tăng hoặc giảm
βi*100%. Ngoài ra, xét về mặt kinh tế , ý nghĩa của
βi cũng được thể hiện qua phương trình sau:
Pi = P0 * (1-P0 ) * βi
Trong đó: Pi là xác suất Y=1 thay đổi khi Xi
tăng 1 đơn vị
P0 là xác suất ban đầu
Như vậy khi Xi tăng hoặc giảm 1 đơn vị thì xác
suất Y=1 tăng hoặc giảm |Pi| lần.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết quả nghiên cứu
Kết quả phân tích nhân tố cho ra 6 thành phần
biến độc lập như sau (Bảng 1).
Do nhân tố thứ 6 chỉ có 1 biến nên nhân tố này
bị loại, không đưa vào tiếp tục xử lý. Kết quả kiểm
định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s
Alpha cho thấy cả 5 biến độc lập đều đạt độ tin cậy
cao (Bảng 2).
Phân tích tương quan cho thấy mối tương quan
giữa các biến độc lập rất yếu, như vậy, mô hình
không bị vi phạm lỗi đa cộng tuyến.
Kết quả ước lượng mô hình hồi quy cho ra như
sau:
- Kiểmđịnh Omnibus với sig. =0.000 và kiểmđịnh
Hosmer and Lemeshow Test (HL) với sig. =0.969 cho
thấy, mô hình Binary Logistics có ý nghĩa thống kê
và có độ tin cậy trên 99%.
- Kết quả kiểm định mức độ dự báo tính chính
xác của mô hình cho thấy, tỷ lệ dự báo đúng của
toàn bộ mô hình là 62,5%. Cụ thể, trong 214 trường
hợp quan sát không chọn mua thực phẩm sạch thì
dự báo có 181 trường hợp không chọn mua, như vậy
tỷ lệ dự báo đúng là 84.6%; trong 143 trường hợp
quan sát chọn mua thực phẩm sạch thì dự báo có 42
trường hợp chọn mua, như vậy tỷ lệ dự báo đúng
là 29.4% (Bảng 4).
- Kiểm định tham số β cho thấy, biến Nhận diện
thực phẩm sạch có sig. > 0.05 nên bị loại khỏi mô
hình, các biến Đặc điểm thực phẩm sạch, Xã hội,
Nhận thức cá nhân và Truyền thông có sig. < 0.05
nên 4 biến này được chấp nhận (Bảng 5).
Từ Bảng 5, nghiên cứu xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn mua
QUYẾT
ĐỊNH
CHỌN
MUA
THỰC
PHẨM
SẠCH
Đặc điểm thực phẩm
sạch
Xã hội
Nhận thức cá nhân
Nhận diện thực
phẩmsạch
Truyền thông
HÌNH 2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất
BẢNG 2: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO
Thang đo
Số biến được
chấp nhận
Cronbach’s
Alpha
1 Đặc điểm thực phẩm sạch
4
0.726
2 Xã hội
2
0.736
3 Nhận thức cá nhân
2
0.556
4 Nhận diện thực phẩm sạch
3
0.586
5 Truyền thông
2
0.626
Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả