Page 16 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
15
cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ để tạo lợi thế
trong thương mại với Mỹ. Mỹ cho rằng, trong những
năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần chủ
động giảm giá đồng NDT để tạo ra tính cạnh tranh đối
với hàng xuất khẩu Trung Quốc so với Mỹ và các đối
thủ cạnh tranh khác. Phía Trung Quốc luôn biệnminh,
giá trị đồng NDT là do các thị trường quyết định.
Trong cuộc chiến tranh thương mại hiện nay, Trung
Quốc sẽ không ngần ngại tiếp tục sử dụng tỷ giá như
một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh xuất khẩu với Mỹ.
+ Sử dụng trái phiếu kho bạc Mỹ: Trung Quốc hiện
đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, do đang nắm giữ
một lượng lớn trái phiếu kho bạc Mỹ trị giá khoảng
1.200 tỷ USD được mua vào trong những năm qua.
Lượng trái phiếu này đủ để tác động đến thị trường
trái phiếu Mỹ. Trung Quốc có thể đột ngột bán ra
một lượng lớn trái phiếu chính phủ Mỹ (hoặc chỉ cần
phát tín hiệu sẽ giảm mua trái phiếu Mỹ trong tương
lai). Điều đó sẽ khiến lãi suất dài hạn ở Mỹ tăng, ảnh
hưởng tiêu cực đến Chính phủ và những người mua
nhà ở Mỹ, do phí vay tăng lên. Tuy nhiên, nếu áp
dụng biện pháp trên, Trung Quốc cũng bị thiệt hại,
do giá trị trái phiếu Mỹ họ đang nắm giữ bị giảm.
+ Kiện Mỹ lên WTO: Ngay sau khi Mỹ áp mức
thuế 25% đối với mặt hàng thép và 10% với mặt
hàng nhôm nhập khẩu ngày 23/3/2018, Trung Quốc
đã đệ đơn kiện Mỹ tại WTO với cáo buộc Mỹ đã
thực hiện các biện pháp bảo hộ thương mại dưới
vỏ bọc an ninh quốc gia, vi phạm nguyên tắc không
phân biệt đối xử và cam kết giảm thuế theo quy
định của WTO. Ngày 6/7/2018, ngay sau khi Mỹ áp
thuế bổ sung 25% đối với hàng hóa nhập khẩu trị
giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, Trung Quốc cũng đệ
đơn kiện Mỹ lên WTO.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO
khó có tác dụng thực sự do các lý do sau: Là nền
kinh tế lớn nhất thế giới đã từng ủng hộ mạnh mẽ tự
do thương mại, Mỹ đóng vai trò then chốt đối với sự
ra đời và tồn tại của WTO. Bên cạnh đó, Tổng thống
Trump từng đe dọa rút Mỹ khỏi WTO, thậm chí chỉ
thị soạn thảo dự luật để kích hoạt quá trình này. Việc
Mỹ rút khỏi WTO sẽ tạo ra những hệ lụy rất lớn cho
tổ chức này. WTO là nơi 164 nền kinh tế trên thế giới
thỏa thuận về việc thực thi các cam kết hội nhập và
giải quyết bất đồng, song tổ chức này hiện đang bất
lực trong cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc.
+ Biện pháp hành chính: Trung Quốc có thể sử
dụng nhiều biện pháp hành chính khác nhau để gây
khó dễ cho các công ty Mỹ tại Trung Quốc.
Thứ nhất,
gây khó khăn trong quá trình cấp giấy
phép. Hầu hết lĩnh vực kinh doanh tại Trung Quốc
đều phải được cấp phép. Cơ quan cấp phép Trung
Quốc có thể trì hoãn quá trình cấp giấy phép, hoặc
thậm chí thu hồi giấy phép của các công ty Mỹ.
Thứ hai,
áp dụng các quy định mang tính phân
biệt đối xử. Trung Quốc đã từng sử dụng các cuộc
điều tra tham nhũng, thanh tra thuế, thậm chí hàng
ngày tiến hành kiểm tra y tế hay an toàn lao động để
gây cản trở hoạt động của các công ty nước ngoài,
thậm chí đóng cửa những cơ sở này, vì các vi phạm
nhỏ trong tuân thủ quy định của Trung Quốc. Trung
Quốc có thể sử dụng các biện pháp tương tự khiến
các công ty Mỹ phải trả giá lớn hơn cho các cơ sở sản
xuất hay bán lẻ tại Trung Quốc.
Thứ ba,
trì hoãn thủ tục hải quan. Trung Quốc đã
từng sử dụng biện pháp như vậy đối với nhiều mặt
hàng nhập khẩu của Mỹ, khiến hàng hóa bị ứ đọng
trong thời gian quan hệ song phương căng thẳng.
+ Sử dụng truyền thông: Trung Quốc đã có
kinh nghiệm trong việc sử dụng truyền thông tẩy
chay hàng hóa nước ngoài. Trong cuộc chiến tranh
thương mại hiện nay, Trung Quốc có thể sẽ lại sử
dụng truyền thông kêu gọi người dân tẩy chay hàng
hóa Mỹ và công ty Mỹ hoạt động ở Trung Quốc.
Khách hàng Trung Quốc có thể tẩy chay điện thoại
iPhone của hãng Apple (Trung Quốc hiện là thị
trường lớn thứ 3 của hãng này), hoặc tẩy chay hơn
3.300 cửa hàng cà phê Starbucks ở Trung Quốc.
+ Hạn chế du lịch ra nước ngoài của người Trung
Quốc: Chính phủ Trung Quốc đã từng sử dụng các
biện pháp hạn chế khách du lịch Trung Quốc bằng
cách chỉ đạo các công ty du lịch TrungQuốc không bán
gói tour du lịch tới một số địa điểm nhất định (Năm
2012, Bắc Kinh đã hạn chế người Trung Quốc du lịch
tới Nhật Bản khi xảy ra vụ tranh chấp đảo Senkaku…)
Tuy Mỹ là một mục tiêu khó khăn hơn do nước này ít
phụ thuộc vào các gói tour du lịch, song bất kỳ sự sụt
giảm nào về số lượng khách du lịch Trung Quốc tới
Mỹ chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu 33 tỷ USD
mà du khách Trung Quốc chi hàng năm ở Mỹ.
Tai liêu tham khao:
1. Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), CIA Factbook (Sách dữ kiện thế giới của
CIA). (https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/);
2. S. Rossman, “What is a Trade War? And Why is Trump Targeting China?”
(Chiến tranh thương mại là gì? Vì sao Trump nhắm vào Trung Quốc?).
USA Today, 6/4/2018, (https://www.usatoday.com/story/money/nation-
now/2018/04/06/trade-war-trump-us-china-tariffs/492616002/);
3. B.W. Setser, “US-China Trade War: How We Got Here?” (Chiến tranh
thương mại Mỹ-Trung: Chúng ta đã tiến đến đó như thế nào?), Hội đồng
Quan hệ đối ngoại (https://www.cfr.org/blog/us-china-trade-war-how-
we-got-here);
4. Tuấn Anh, “Giải mã nguyên nhân căng thẳng thương mại Mỹ - Trung”
VietnamNet.vn, 4/5/2018.