Page 17 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

16
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2018 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG VỚI VIỆT NAM
Tác động đối với thị trường chứng khoán thế giới
Các thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới đang
có những biến động trái chiều giữa cuộc chiến thương
mại Mỹ - Trung.
Thị trường chứng khoán Mỹ:
Tổng thống Donald Trump cho rằng, những thiệt
hại từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc
chỉ là trước mắt nhưng về lâu dài sẽ có lợi cho Mỹ, nhất
là việc bảo hộ các ngành sản xuất nội địa, từ đó giảm
thâm hụt thương mại và tự chủ trong việc sản xuất
những mặt hàng quan trọng như vũ khí, xe hơi, máy
bay... Một số nhà đầu tư chứng khoán Mỹ cho rằng,
việc áp thuế không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của
các tập đoàn Mỹ vì kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang
TrungQuốc chỉ chiếm1%GDP. Bên cạnhđó, giới doanh
nghiệp cũng ủng hộ chính sách của Donald Trump khi
tin rằng nền sản xuất nội địa sẽ được củng cố, sức cạnh
tranh với hàng hóa Trung Quốc tăng lên khi hàng hóa
đến từ Trung Quốc bị áp thuế cao, giúp doanh thu và
lợi nhuận tăng, qua đó, giúp TTCKMỹ tăng điểm trong
giai đoạn đầu của cuộc chiến thương mại. Tính từ đầu
năm đến hết tuần đầu của tháng 7/2018, chỉ số S&P 500
đã tăng 4,8%, ghi nhận năm tăng trưởng thứ 9.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cảnh báo việc căng
thẳng thương mại kéo dài có thể gây biến động mạnh
TTCK như đã xảy ra nhiều lần trong năm nay. Về
lâu dài, chiến tranh thương mại có thể làm xói mòn
năng lực sản xuất, đặc biệt là các ngành có lợi thế xuất
khẩu ở các quốc gia trong cuộc chiến cũng như các
ngành tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu của các
quốc gia nằm ngoài cuộc chiến, làm giảm giá trị của
các doanh nghiệp đó. Theo nghiên cứu của ngân hàng
đầu tư Thụy Sĩ và tổ chức dịch vụ tài chính (UBS), lợi
nhuận của các công ty thuộc chỉ số S&P 500 có thể
Tác động đến thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế
Cuộc chiến thươngmại củaMỹ với các quốc gia, đặc
biệt là với Trung Quốc, không những gây tổn hại cho
nền kinh tế Mỹ và các quốc gia có chiến tranh thương
mại với Mỹ mà còn có thể ảnh hưởng lớn tới nhiều
nền kinh tế, phá vỡ thời kỳ tăng trưởng thương mại
bền vững nhất kể từ khi kết thúc cuộc khủng hoảng tài
chính 2008 – 2009 và có thể gây rủi ro lâu dài tới nền
kinh tế toàn cầu, trong đó bao gồm rủi ro đối với thị
trường tài chính – tiền tệ thế giới và Việt Nam. Cụ thể:
THỊ TRƯỜNGTÀI CHÍNH–TIỀNTỆ CHỊUẢNHHƯỞNG GÌ
TỪ CHIẾNTRANHTHƯƠNGMẠI MỸ - TRUNG?
ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH, TS. HÀ THỊ ĐOAN TRANG, ThS. LƯU ÁNH NGUYỆT
- Viện Chiến lược và Chính sách tài chính *
Từ ngày 6/7/2018, Mỹ đã chính thức áp thuế trị giá 34 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc. Trung
Quốc cũng nhanh chóng có các hành động đáp trả. Đây được xem là những bước đi đầu tiên có thể
dẫn tới một loạt các mức thuế mới mà 2 nước sẽ áp dụng và bắt đầu cuộc chiến thương mại Mỹ -
Trung. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể kéo dài và nguy cơ ảnh hưởng rất lớn tới nhiều
nền kinh tế, gây rủi ro lâu dài tới kinh tế toàn cầu, trong đó bao gồm rủi ro đối với thị trường tài
chính – tiền tệ thế giới và Việt Nam.
Từ khóa: Chiến tranh thương mại, tỷ giá, chứng khoán, thị trường tài chính – tiền tệ
HOW IS FINANCIAL MONETARY MARKET IMPACTED BY THE
US – CHINA TRADE WAR?
Since July 6th 2018, the US government
officially imposed a tax rate on the goods
imported from China equivalent to 34
billion US dollars. Immediately, China also
retaliated with relevant measures. These were
considered the first steps that may lead to a
bunch of new tax rates are to be applied in
the future of both countries. The US – China
trade war is forecast to be prolonged and may
affect negatively to other national economies
and cause persistent risk to global economy
including the financial monetary markets of
the world and of Vietnam.
Keywords: Trade war, exchange rate, stock, financial
monetary market
Ngày nhận bài: 13/7/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 27/7/2018
Ngày duyệt đăng: 2/8/2018
*Email:
nguyenhaibinh@mof.gov.vn